PNO - Ngày cưới đã cận kề, em hãy cố gắng cùng tất cả mọi người trong nhà chia sẻ, mở rộng lòng với nhau để mọi việc có một cái kết thúc đẹp.
Chia sẻ bài viết: |
Đinh Thị Đụt 05-11-2022 04:53:50
Bạn hãy trao đổi với hai người Mẹ đáng kính, để hai Mẹ cùng được chúc phúc cho ngày đám cưới, sau khi bạn giới thiệu Mẹ đẻ rồi đến Mẹ nuôi trên sân khấu. Thể hiện rõ tự hào mình có được hai Mẹ. Chúc bạn vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Mệt Thiệt 04-11-2022 11:07:29
Hình như em đang bỏ sót một mối lo lắng quan trọng hơn nhiều, đó là anh chồng sắp cưới. Đây là loại người tham vật chất, nhận thức kém, sống thiếu tình nghĩa. Em cần xem xét lại mối quan hệ này, lúc này cũng chưa muộn để quyết định đâu em. Hãy làm phép thử như có một bạn đã gợi ý “em nhận nhà nhưng vì là nhà cho em nên em sẽ đứng tên một mình”, bảo đảm cáo sẽ lòi đuôi thôi.
Van 01-11-2022 22:50:55
Nói thật em đừng buồn chứ anh chồng sắp cưới này không nên lấy làm chồng, anh ta đến với em bởi vật chất từ mẹ ruột em cung cấp, và cảm thấy vui vì điều đó. Giờ em thử nói em nhận nhà, nhưng chỉ mình em đứng tên, là biết thái độ của họ ngay. Tương lai em mới thấm kiểu đàn ông như vậy. Về phần mẹ ruột có thể cân nhắc đừng tuyệt tình quá.
Bảo Vân 01-11-2022 18:10:45
Tôi xin được tham gia ý kiến ạ.
Gia đình tôi cũng gần như bạn, chỉ là tôi ở với mẹ, và mẹ không đi bước nữa.
Nếu là tôi, thì việc đứng trên sân khấu phải là má Hai.
Còn má ruột, nếu lên tặng quà thì vẫn xưng là má tặng hai con.
Chồng bạn sẽ không được can thiệp vào vấn đề này.
Còn sổ đứng chung tên hay riêng là do má ruột của bạn quyết định.
Công sinh sao bằng công dưỡng, má Hai thật tế nhị khi để cho bạn lựa chọn, còn chọn sao để má không tổn thương là do bạn.
Chúc bạn hạnh phúc!
Tt 01-11-2022 13:30:14
Mẹ ruột có thể nhận, vì mình có thêm mẹ, thêm người thương yêu đùm bọc mình.
Còn người chồng sắp cưới của bạn mình thấy rất là có vấn đề
Mai mốt lấy nhau về má Hai của bạn đau ốm cần bạn chăm sóc, thì chồng bạn có khi nào nói: Nước lã mà, có con ruột chăm rồi, em có phải con ruột đâu chăm chi!
Tôi xin lỗi bạn trước vì nói không tốt về chồng sắp cưới của bạn.
Theo những lời bạn kể ở trên, tôi thấy chồng bạn giống như cưới bạn vì tiền của mẹ ruột bạn, chứ không giống như yêu bạn.
Đáng lẽ ra anh ta phải biết tôn trọng mẹ Hai của bạn.
Nếu chị chưa "bắt tận tay, day tận mặt" việc ngoại tình của chồng, lại không muốn điều tra, theo dõi... thì hãy cứ sống vui vẻ và tin tưởng vào anh.
Thay vì trách móc và chờ con ghé thăm, chị chủ động qua thăm con, chơi với cháu. Khi sang chơi, chị đừng mang ánh mắt xét nét, đánh giá.
Chịu phần thiệt về mình để mang đến niềm vui cho mẹ trong những ngày cuối đời của bà, là một điều đáng làm, nên làm và phải làm
Mọi người hay đùa rằng "Chuyện gì khó quá thì bỏ qua", em có thể áp dụng vào chuyện này của em.
Hãy quan sát, hãy ở thật gần, hãy lắng nghe con mình, nhưng vẫn phải giả vờ như không can thiệp, không làm áp lực.
Có một may mắn là con cái luôn có khả năng cảm nhận được tình yêu thực sự của ba mẹ đằng sau sự “thiếu công bằng” đó.
Em chỉ còn một cách duy nhất, là tự quyết định điều mình cần làm đối với đứa con em đang mang trong bụng.
Mẹ có thể không hiểu hết khó khăn ở môi trường làm việc của em, nhưng mẹ sẽ luôn bảo vệ em. Em hãy chia sẻ câu chuyện, xin mẹ lời khuyên.
Khi trong lòng còn nhiều tổn thương, ở bên cạnh nhau bình yên đã khó, huống gì là phát triển những điều mới mẻ tốt đẹp và hy vọng?
Em chọn sai người và nỗ lực sai đối tượng, kiểu như ông bà nói "Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài/ Ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây".
Tốt hơn cả là em hãy cứ im lặng quan sát, nghe ngóng, và có những cách để phòng xa mà thôi.
Đứa bé là một gắn kết sâu sắc của em đối với cuộc sống. Hãy làm quen với suy nghĩ này từ việc gửi quà cho bé, giữ liên lạc với chị.
Nuôi dạy một đứa con tự kỷ đã là cả một cuộc chiến đấu kinh khủng, nuôi dạy một đứa trẻ tự kỷ không phải con mình lại còn kinh khủng hơn.
Có một câu người ta thường hay nói, mà trải qua thực tiễn, cô Hạnh Dung cũng tin là đúng: "Cha mẹ không thắng được con cái bao giờ".
Chị đừng đổ lỗi, đừng bào chữa, đừng thanh minh, hãy thể hiện mong muốn một cách chân thành được cùng chồng làm lại từ đầu.
Tết sẽ không vất vả nếu em và các con cùng phụ vợ, phụ mẹ việc nhà. Tết cũng là dịp đoàn tụ gia đình, là ký ức đẹp của các con.
Mong cho con đường trở về với chồng con của chị vẫn còn đó, mong sao lòng bao dung và kiên nhẫn của anh ấy vẫn còn.
Nếu chồng chị là người có hiểu biết, có lương tâm và có cảm xúc, anh không thể nào phản đối việc làm đúng đạo lý, đạo nghĩa của chị.