PNO - Hình ảnh mẹ đơn thân như gà mái mẹ, xù lông, dang cánh quyết liệt bảo vệ con, dù đôi khi chỉ là một bóng chim sẻ bay qua.
Chia sẻ bài viết: |
Diễm Lê 29-05-2022 18:37:07
Câu nói được trích dẫn của chị T. “Tôi là phụ nữ đơn thân nuôi con nên đừng có mong là tôi hiền”, nếu bỏ đi ngữ cảnh mà nó xảy ra, tôi cho là chúng ta hoàn toàn có thể hiểu theo một nghĩa tích cực hơn cách diễn giải của tác giả bài viết. Không "hiền", chưa chắc đã là "dữ". Bản thân tôi cũng là mẹ đơn thân có con gái đang học THCS. Tôi luôn dạy con gái mình phải biết tự bảo vệ bản thân trước tiên, phải biết tìm kiếm sự giúp đỡ cần thiết khi gặp khó khăn, và phải biết tham gia bảo vệ lẽ phải, đấu tranh với điều sai quấy. Trách nhiệm của tôi là giữ gìn và bảo vệ cho con tôi yên tâm theo đuổi những điều đúng đắn.
Vụ việc các học sinh đánh nhau chưa có kết luận cuối cùng - đôi khi không hẳn đã là kết luận thỏa đáng nhất, nên chưa thể khẳng định sự quyết liệt của chị T. là đúng hay sai, nhưng chị đã làm điều mà chị cho là cần thiết. Chúng ta khi xem xét một trường hợp cụ thể cần cái nhìn toàn diện, đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để đánh giá những tác động xung quanh ảnh hưởng thế nào tới tâm lý, dẫn đến sự phản ứng của người đó (thái độ, hành động, ngôn từ). Không nên vội áp đặt góc nhìn hẹp để rồi quy kết chung về sự "hiền" hay "dữ" của những người mẹ đơn thân chỉ thông qua một vài trường hợp cá biệt.
Mẹ đơn thân hay cha đơn thân đều phải chịu áp lực về việc cố gắng bù đắp sự thiếu hụt một bên trong tiến trình nuôi dạy con cái. Kiểm soát áp lực đó như thế nào, điều chỉnh bản thân thế nào, không phải chỉ một vài lời khuyên về lý thuyết có thể giúp họ được. Chúng là kết quả của nền tảng giáo dục gia đình, tính cách cá nhân, nhận thức xã hội và điều kiện sống cụ thể của họ.
Sống dễ thì sự ra đi sẽ dễ dàng. Đơn giản vậy thôi, nhưng để hiểu và làm được, cần quá trình rèn luyện.
Nếu tôi nói ra, liệu mẹ chồng tôi có thể chịu đựng và vượt qua?
Không biết anh bắt đầu có vấn đề khi bước qua tuổi trung niên hay chị trở nên khó tính?
Cuối năm, không khí gia đình trong nhà tôi căng thẳng chỉ vì chuyện tiền. Vợ chồng đi làm quanh năm nhưng chẳng dành dụm được đồng nào.
Tôi nhớ mãi lời bố nói với mình như vậy. Bố muốn nhắc nhở con cháu khi ở tuổi trẻ phải nỗ lực phấn đấu để có thành quả sau này.
Giáng sinh năm sau, chị được tin cô gái ấy đã lấy chồng, để bé Su lại cho nhà ngoại nuôi. Chị len lén thở phào.
Bác Tân không bao giờ nhắc đến những đứa con nào khác ngoài cô Ngọc, vì họ không kiếm được nhiều tiền.
Tôi từng phản kháng nhiều, nhưng cuối cùng đành cam chịu khi bản thân chẳng còn nắm kinh tế gì trong tay.
Chị thật không ngờ những lời nói trong lúc thiếu kiềm chế của mình đã hằn sâu trong con như một vết sẹo khó phai.
Tình yêu chân thành chỉ được thử thách qua ngày dài tháng rộng, qua những nhọc nhằn, bộn bề của cuộc sống...
Sau lần thứ ba bị ngất khi gần chồng, vợ tôi bắt đầu sợ chết và sợ luôn chuyện vợ chồng
Chú giao hết tài sản cho anh Bình, dặn anh muốn chia cho các em thế nào tuỳ ý. Vô tình, chú đặt gánh nặng lên anh Bình.
Có sức khỏe là có tất cả, muốn có sức khỏe phải tin rằng, việc gì rồi cũng qua.
Tôi nhớ, mỗi ngày đi làm về, vợ đều khóc, đêm mất ngủ vì căng thẳng do công việc quá nhiều.
Một cuộc tình trong bóng tối thường kết thúc bằng gì? Có phải hai bên luôn chia tay êm thắm, đường ai nấy bước và trả người kia về đúng bến bờ?
Tuổi già mỗi nhà mỗi cảnh, miễn sao người trong cuộc thấy vui. Ngủ riêng hay chung không quan trọng, quan trọng là lòng còn hướng về nhau.
Có bao giờ bạn nghĩ đôi tay người mình yêu vung thành nắm đấm, giáng xuống bạn?
Chúng ta nên cởi mở với nhau khi nói đến đoạn kết của đời mình, một cái "ải" mà ai rồi cũng phải qua. Chỉ khác ở chỗ sớm hay muộn.