Máy bơm 'khủng' có giải dứt bài toán chống ngập của TP.HCM?

22/09/2017 - 07:51

PNO - Chiều 21/9, do mưa kết hợp với triều cường, một số đoạn trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình Thạnh, TP.HCM nhanh chóng bị ngập úng nghiêm trọng, có đoạn ngập đến hơn nửa mét.

Tuy nhiên, chỉ khoảng 13 phút sau khi Tập đoàn Công nghiệp (TĐCN) Quang Trung cho vận hành hệ thống (HT) máy bơm thông minh (MBTM) công suất lớn (CSL) để hút nước, đường Nguyễn Hữu Cảnh đã không còn ngập nước.

Giải ngập nhanh chóng

May bom 'khung' co giai dut bai toan chong ngap cua TP.HCM?
“Siêu máy bơm” hút nước ngập hơn nửa mét trên đường Nguyễn Hữu Cảnh trong vòng 13 phút

Theo ghi nhận của chúng tôi, HTMBTMCSL của TĐCN Quang Trung được lắp đặt trên bờ sông Sài Gòn, sát khu Sài Gòn Pearl. Đây là HTMBTM có công suất tối đa lên đến 96.000m3/giờ, người vận hành có thể điều chỉnh công suất tùy theo tình hình thực tế. Khi đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập, HTMBTMCSL này sẽ bơm nước ra sông Sài Gòn, không để xảy ra ngập đường.

Trước đó, sau trận mưa lớn ngày 19/9, đường Nguyễn Hữu Cảnh cũng bị ngập sâu khoảng 55cm; TĐCN Quang Trung đã cho vận hành HTMBTMCSL và sau 25 phút, máy bơm đã giải cứu đường Nguyễn Hữu Cảnh khỏi tình trạng ngập úng. Như vậy, đến nay, HTMBTMCSL đã vận hành thử nghiệm hai lần và đều thành công với thời gian giải ngập nhanh chóng. Đại diện TĐCN Quang Trung cho biết, dù đơn vị này vẫn đang lắp đặt và hoàn thiện, nhưng hiện tại, hệ thống máy bơm này đã có thể vận hành và tham gia chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh bất cứ lúc nào.

Mỗi lần chống ngập, tốn khoảng 3 triệu đồng

Ông Nguyễn Tăng Cường - Tổng giám đốc TĐCN Quang Trung - cho biết đơn vị này đã nghiên cứu trong vòng bảy năm để đưa ra giải pháp sử dụng MBTM chống ngập cho TP.HCM. “Sở dĩ gọi là MBTM vì máy bơm này có thể điều chỉnh được cấp độ bơm chứ không bơm duy nhất ở một cấp độ như máy bơm thường. Ngoài ra, MBTM còn có thể lọc rác, vớt rác, tách rác” - ông Cường cho hay.

May bom 'khung' co giai dut bai toan chong ngap cua TP.HCM?
“Siêu máy bơm” hút nước ngập hơn nửa mét trên đường Nguyễn Hữu Cảnh trong vòng 13 phút

Được biết, sau khi được Thành ủy TP.HCM đồng ý về chủ trương, TĐCN Quang Trung đã lắp đặt HTMBTM chống ngập với tổng kinh phí 156 tỷ đồng. Theo đại diện TĐCN Quang Trung, chi phí lắp máy bơm ly tâm chỉ bằng khoảng 10% so với các dự án chống ngập hiện nay, khi HTMBTMCSL đi vào hoạt động, có thể làm giảm từ 60 - 70% chi phí cho công tác nạo vét và thông cống.

Ngoài ra, nơi đặt thiết bị nằm ở cuối cửa xả tiếp giáp với cống nên không ảnh hưởng nhiều đến diện tích đất và hoạt động chung của thành phố. “Mỗi trạm bơm khi vận hành một giờ tốn khoảng 160 - 180 lít dầu, tính theo giá thị trường hết khoảng 3 triệu đồng. Mỗi lần chống ngập sâu cũng chỉ trong vòng một giờ. Tôi ước tính, đường Nguyễn Hữu Cảnh mỗi năm ngập nhiều lắm cũng chỉ khoảng 30 lần, tổng chi phí chống ngập bằng HTMBTM so với các phương pháp chống ngập khác là quá thấp” - ông Cường nói.

Ông Cường cho biết, HT bơm hút ly tâm tự động kết hợp với cảm biến đo mực nước để báo vào điện thoại của người vận hành, người này có thể ngồi ở trung tâm điều khiển máy. Sau 15 phút, nếu người này chưa biết thì HT sẽ báo vào máy của người quản lý cấp cao hơn. 

Lo máy bơm gây ảnh hưởng đến hạ tầng

Về phương pháp chống ngập bằng HTMBTMCSL, tiến sĩ Phạm Sanh - chuyên gia ngành giao thông vận tải tại TP.HCM - nhận định: “Đến giờ, HT này chỉ mới áp dụng thử nghiệm. Để nói đạt hay không đạt, cần phải có nhiều chuyên gia đánh giá cụ thể và trong điều kiện cụ thể. Nếu có một trận mưa lớn gây ngập thật sự, đưa máy này ra hoạt động mới đánh giá hiệu quả được”.

May bom 'khung' co giai dut bai toan chong ngap cua TP.HCM?
Ông Nguyễn Tăng Cường

Tiến sĩ Phạm Sanh cảnh báo, khi cho vận hành máy bơm, cũng nên cân nhắc đến việc tốc độ bơm quá lớn có thể gây tổn hại nền móng và làm sập HT cống. Trước khi áp dụng phương pháp này, cần có đánh giá rõ ràng về ưu điểm, khuyết điểm.

Ông Nguyễn Tăng Cường cho rằng, mối lo ngại sập cống là có cơ sở, nhưng chỉ xảy ra khi cống bị hở, giữa hai mối cống vênh nhau; nếu có khảo sát và xử lý kỹ trước khi đặt máy, sẽ không lo sập cống.

Một chuyên gia ngành thủy lợi đang công tác tại TP.HCM nhận xét, việc chống ngập bằng MBTM chỉ mới thí điểm ở một điểm, trong khi TP.HCM hiện có 40 điểm ngập thường xuyên, rải đều ở các quận; nếu áp dụng máy bơm cho tất cả các điểm ngập này, liệu có phù hợp hết không? Vị này cho rằng, cơ quan chức năng cần căn cứ đặc điểm thực tế của từng điểm ngập để đặt máy, vì đặt máy hút tràn lan sẽ ảnh hưởng xấu đến hạ tầng và ảnh hưởng đến cả người dân ở xung quanh trạm bơm.

HTMBTMCSL chống ngập chỉ mới nhận được chủ trương của Thành ủy TP.HCM chứ chưa có được thủ tục vận hành chính thức từ các đơn vị chức năng của TP.HCM. Chúng tôi đã đề xuất nhưng vẫn chưa nnhận được sự nhất trí về hợp đồng, giá thuê... Tôi mong muốn lãnh đạo TP.HCM sớm có ý kiến để triển khai rộng rãi phương pháp chống ngập này".
Ông Nguyễn Tăng Cường
Tổng giám đốc TĐCN Quang Trung

Sơn Vinh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI