Mấy ai làm lố mà được khen!

02/09/2017 - 17:45

PNO - Nghe nhạc, xem ca sĩ hát là để thư giãn, giải trí; cũng có khi là để quên nỗi sầu đời, nhưng sao bây giờ chuyện thường tình đó lại trở nên… phức tạp đến nhức đầu!

Nghe boléro bị chê là thụt lùi. Nghe nhạc đương đại thì cao siêu quá, thôi dành cho… dân nhạc viện. Nghe nhạc dance thì bị mắng rửng mỡ, nhảy nhót la hét muốn sập nhà mình, điếc tai nhà hàng xóm. Nghe rap thì bị coi khinh là thiếu văn hóa, thứ nhạc nhạt nhẽo đó chỉ dành cho dân… bụi đời, xăm trổ, lúc nào cũng gào lên “quăng tao cái boong”! Biết nghe kiểu gì đây?

May ai lam lo ma duoc khen!
Hình ảnh lẫn ca từ của ca khúc Như cái lò được cho là phản cảm

 Thật ra, nhạc kiểu gì thì kiểu, quan trọng ở chỗ người thưởng thức là ai, thì lập tức dòng nhạc yêu thích được xác lập phù hợp. Cho nên, có một lập luận dễ được số đông chấp nhận: thị trường âm nhạc luôn sôi động, mặt bằng bao la, đủ chỗ cho mọi thể loại, ai thích loại nhạc nào thì cứ đến đúng chỗ của mình, tha hồ biểu diễn hay dòm ngó, nghe ngóng. Nước sông không phạm nước giếng. Đừng có mà đứng bên này chõ miệng qua bên kia la toáng lên: “Cái đồ dở ẹt!”. 

Cãi nhau ỏm tỏi thì chẳng ra ngô ra khoai gì, lại còn dễ lãnh đủ cái câu phản biện nghe là tức điên người: “Có được như người ta không mà bày đặt chê?”. Cuối cùng rồi cũng phải im thôi, đâu lại vào đấy. Tôi mê boléro, kệ tôi! Anh mê… đương đại, kệ anh! 

May ai lam lo ma duoc khen!
 

Đó là về chuyện thể loại nhạc, nói nôm na là mặt hình thức. Chuyện nội dung mới là điều đáng… cãi nhau. Mấy hôm nay, tội nghiệp cho… cái lò lửa vì “được” mang ra làm tên cho một bài hát - . Khiếp, bài hát bị mổ xẻ banh chành, mà “điểm nhấn” đầu tiên là cái tựa. Những ai là dân lướt phây-buc hẳn rất rành những cụm từ “đen” trong thế giới ảo. Như cái lò là cách đặt tựa gây sốc, rơi vào trường hợp này, dù tác giả luôn miệng đổ vấy cho khán giả… hiểu bậy!

Đây không phải bài hát đầu tiên có tựa gây “cảm giác mạnh”, trước đó đã có Nắng cực của Phạm Toàn Thắng, của Sĩ Thanh. Khi bão dư luận ập đến cái tựa ca khúc, Phạm Toàn Thắng phân bua: “ là quá nóng, chứ có là cái gì đâu”. Sĩ Thanh giải thích: “Tôi lấy cảm hứng từ một vai diễn của tôi – một cô gái thích ăn chuối, vậy thôi”. Cư dân mạng quyết liệt “chém” tới cùng: phải đặt tựa cho chừng mực, rõ ràng, đâu cần thiết phải… lố đến như vậy! Còn ca khúc của Khắc Hưng, các fan nói, phải chi anh cứ huỵch toẹt ra “Nóng như cái lò” thì đỡ hơn biết bao.

MV Như cái lò - sản phẩm đáng quên đi của hit-maker Khắc Hưng:

 

Mà đâu chỉ cái tựa, cả “cái ruột” cũng phát mệt. Bài Nắng cực mở đầu bằng hai chữ đó, lặp đi lặp lại rồi còn xúm nhau phì phò phì phọp suốt! Bài Ô mai chuối thì lời lẽ nhăng nhít ngậu xị “em thích chuối tây chuối ta, anh mang chuối cho em nha” tới nỗi dù là fan của Thanh, một bạn gái cũng phải kêu lên: “Thôi chị cứ làm DJ cho lành, làm ca sĩ mà như này thì mất hết cái đẹp”. Như cái lò là “tổng hợp” của hai ca khúc trên: ca sĩ nhễ nhại chổng vòng 3 quằn quại bên… cái lò ngùn ngụt lửa (chắc là để người xem đừng nghĩ gì khác ngoài cái lò) lại đệm vào hơi thở hùng hục như kéo bể lò rèn, ca từ lổn nhổn “nóng như cái lò, anh cứ ở trên giường, vì anh là… thiên đường”! Vãi cả nhạc!

May ai lam lo ma duoc khen!
MV Ô mai chuối của Sĩ Thanh từng khiến nhiều người chỉ trích từ tựa cho đến hình ảnh

Chuyện thể loại nhạc, dòng nhạc thì chớ có dại dột mà chê, khen. Còn chuyện những con chữ trong một bài hát thì người nghe có thể thoải mái bàn luận kiểu thích hay không thích. Tựa của bài hát cũng như bộ mặt của con người, ai cũng muốn gây ấn tượng cho “đối phương” ngay cái nhìn đầu tiên, nhưng ấn tượng thế nào là tùy vào… khả năng trang điểm. Có mấy ai làm lố mà được khen!

Mamarazzi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI