Mẫu hậu khuyên hoàng tử bằng… tuyên ngôn tình yêu phóng khoáng

07/10/2014 - 10:30

PNO - PN - Giọng hát Việt nhí (GHVN) từ mùa đầu tiên đã bị dư luận lên án khi sử dụng những ca khúc người lớn (cả bài hát Việt Nam và nước ngoài) có ngôn từ yêu đương không phù hợp với trẻ em. Để đối phó, đơn vị sản xuất và...

edf40wrjww2tblPage:Content

Mau hau khuyen hoang tu bang… tuyen ngon tinh yeu phong khoang

Đêm chung kết mùa hai vừa rồi, thí sinh 11 tuổi Hoàng Anh của đội Lưu Hương Giang - Hồ Hoài Anh được chọn cho Habanera - một khúc aria kinh điển trong vở kịch opera nổi tiếng Carmen (Georges Bizet viết và Henri Meilhac cùng Ludovic Halévy soạn lời bài hát) để trình bày cùng ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh trong phần thi hát đôi với ca sĩ nổi tiếng. Chưa kể việc “ép” một cậu bé chưa vỡ giọng hát opera, mà đặc biệt là một bài hát chỉ dành cho giọng soprano (nữ cao) thì phần lời bằng tiếng Pháp của ca khúc nói trên cũng đã có rất nhiều vấn đề. Habanera vốn là lời tuyên ngôn tình yêu của nhân vật Carmen - một cô gái Gypsy phóng khoáng, sẵn sàng dâng hiến cho đàn ông. Ca khúc được cất lên trong bối cảnh mối tình tay ba giữa cô và hạ sĩ Don José cùng chàng dũng sĩ đấu bò Escamillo. Khi các chàng trai dồn dập hỏi Carmen: “Khi nào em sẽ yêu tôi” thì cô cất lên: “Tình yêu là một con chim nổi loạn, không ai có thể thuần hóa nổi”.

Vậy nên những ai hiểu rõ phần lời này sẽ cảm thấy rất nực cười khi MC Thanh Bạch giới thiệu trước phần trình diễn của Hoàng Anh rằng em sẽ hóa thân thành chàng hoàng tử bé trong cuộc đối đáp với hoàng hậu Nguyễn Ngọc Anh và hoàng hậu sẽ đưa ra những lời khuyên nhủ cho hoàng tử. Câu hỏi được đặt ra, lời khuyên nhủ này thực sự là gì nếu như căn cứ vào phần điệp khúc mà cả hai ra rả ca diễn, nhìn chằm chằm vào nhau: “Nếu anh không yêu tôi, thì tôi lại yêu anh. Còn nếu tôi yêu anh, thì anh hãy coi chừng đấy”? Thêm nữa, bối cảnh của Carmen là thành phố Sevilla - Tây Ban Nha năm 1830 nhưng trang phục của ca sĩ và diễn viên múa trên sân khấu GHVN thì thật sự không rõ ở thời nào khi Hoàng Anh mặc như một chàng đấu sĩ La Mã cổ đại, hoàng hậu Ngọc Anh như một cô búp bê Barbie, còn dàn diễn viên múa minh họa thì trên Nhật - dưới Hawaii làm người xem... ngớ người.

Gần đây, nhiều ca sĩ, chương trình chọn các bài hát, trích đoạn trong các vở opera, nhạc kịch (musical) để trình diễn. Tuy nhiên, dường như đây chỉ là trào lưu “sính” ngoại, ăn theo để làm sang mà những người thực hiện chưa tìm hiểu kỹ về thể loại âm nhạc hàn lâm này. Nhạc kịch, opera có những quy chuẩn riêng của nó từ âm nhạc, cách hát đến trang phục… không thể cứ làm qua quýt cho xong là được. Sự cẩu thả, thiếu cẩn thận trong nghệ thuật nhiều khi mang lại tác dụng ngược mà câu chuyện vừa kể trên là một ví dụ.

 Khánh Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI