VĐV quần vợt 32 tuổi người Nga đến Mỹ từ Sochi cùng với cha cô vào năm 1994, với tư cách là người tị nạn do sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Với khoản tiền của gia đình vỏn vẹn chỉ 700 USD và không biết một từ tiếng Anh nào, cô gái trẻ đã phấn đấu để giành năm danh hiệu grand slam và được xếp hạng là người có thu nhập cao nhất trong làng thể thao nữ suốt 11 năm liên tiếp.
|
Vào tháng 1/2002, Sharapova chỉ mới 14 tuổi 9 tháng khi trở thành cô gái trẻ nhất từng lọt vào trận chung kết giải vô địch thiếu niên Úc mở rộng, cô đã thua Barbora Strycova. Hai tháng sau, cô chơi trong giải đấu WTA (Hiệp hội quần vợt nữ thế giới) đầu tiên của mình, Pacific Life Open. |
|
Sharapova là một ẩn số tại Wimbledon năm 2003, lần đầu tiên cô xuất hiện trong giải đấu cấp cao tại SW19. Cô lọt vào vòng thứ tư và đánh bại hạt giống số 11 Jelena Dokić, chiến thắng đầu tiên của cô trước một tay vợt top 20. |
|
Vào tháng 10/2003, Maria Sharapova giành được danh hiệu WTA đầu tiên khi đánh bại Aniko Kapros với tỷ số 2-6, 6-2, 7-6 tại giải quần vợt Nhật Bản mở rộng ở Tokyo. |
|
Năm 2004 Sharapova đánh bại Serena Williams trong trận chung kết Wimbledon, trở thành một ngôi sao. |
|
Trong trận chung kết, Sharapova xông lên chiến thắng trước hạt giống hàng đầu và đương kim vô địch Serena Williams. Danh hiệu lớn đầu tiên cũng giúp cô lọt vào top 10 trong bảng xếp hạng quần vợt nữ thế giới. |
|
Vào tháng 8/2005 Sharapova trở thành người phụ nữ Nga đầu tiên giữ thứ hạng số 1 thế giới. |
|
Danh hiệu Wimbledon và thứ hạng số 1 đã cho phép Maria Sharapova bảo đảm các hợp đồng thương mại của mình, như vai trò đại diện hình ảnh cho hãng Tag Heuer nơi cô ra mắt chiếc đồng hồ Công thức 1 Glamour Diamond mới của họ. |
|
Sharapova đã giành được danh hiệu lớn thứ hai khi đánh bại Justine Henin-Hardenne trong trận chung kết US Open 2006. |
|
Vào tháng 2/2007, Sharapova được bổ nhiệm làm Đại sứ thiện chí cho Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và cô cũng đã sử dụng dịp này để quyên góp 100.000 USD cho 8 dự án phục hồi sau thảm họa Chernobyl tại Belarus, Nga và Ukraine. |
|
Năm 2007, trong năm thứ hai liên tiếp, Sharapova đã bỏ lỡ hầu hết mùa giải sân đất nện vì chấn thương vai. Cô đã lọt vào bán kết Pháp mở rộng lần đầu tiên trước khi thua Ana Ivanovic. |
|
Sharapova quảng bá cho Olympic và Paralympic mùa đông Sochi 2014 tại Nga, thông qua một số sự kiện bao gồm chơi quần vợt với học sinh địa phương trước cầu London Tower. |
|
Sharapova đã được xếp hạng hạt giống số năm tại giải Úc mở rộng 2008 và đánh bại cựu số 1 thế giới Lindsay Davenport, số 1 thế giới Justine Henin, Jelena Janković và cuối cùng là Ana Ivanovic trong trận chung kết để giành danh hiệu lớn thứ ba của cô. |
|
Một chấn thương vai vào tháng 8/2008 đã buộc cô rời khỏi tất cả các giải đấu trong phần còn lại của mùa giải, bao gồm Thế vận hội Bắc Kinh và giải Mỹ mở rộng. Wimbledon 2009 là giải đấu lớn thứ hai của cô sau khi trở lại sau phẫu thuật. Cô chơi như hạt giống thứ 24 và thất bại trong vòng hai trước Gisela Dulko sau ba ván đấu. |
|
Tại Wimbledon 2011, Sharapova tiến thẳng vào chung kết, trước khi thua hạt giống số 8 Petra Kvitová. Điều này đánh dấu trận chung kết lớn đầu tiên của cô trong hơn ba năm và cô đạt vị trí thứ 4 trên thế giới, quay lại top 10 lần đầu tiên kể từ năm 2008 và top 5 lần đầu tiên kể từ năm 2007. |
|
Năm 2012 Sharapova lọt vào trận chung kết Pháp mở rộng, giành lại thứ hạng số 1 thế giới. Trong trận chung kết, cô đã đánh bại Sara Errani để đạt danh hiệu Pháp mở rộng đầu tiên của mình và trở thành người phụ nữ thứ 10 hoàn thành bộ sưu tập grand slam. |
|
Trong Thế vận hội London 2012 Maria Sharapova đã trở thành người phụ nữ đầu tiên cầm cờ, dẫn dắt đội tuyển Nga tiến vào sân vận động Olympic trong lễ khai mạc. |
|
Sau chấn thương xương đòn, Sharpova bắt đầu mùa giải 2013 tại giải Úc mở rộng, giành chiến thắng hai vòng đầu tiên mà không thua một ván nào trong cả hai trận đấu- lần đầu tiên một người chơi giành chiến thắng tuyệt đối trong các trận đấu tay đôi tại một giải đấu lớn kể từ năm 1985. Sharapova thua trong trận bán kết trước Li Na. Sau hai danh hiệu WTA và trận chung kết Pháp mở rộng, chấn thương vai tái phát buộc cô rút khỏi US Open, kết thúc sớm mùa giải của mình. |
|
Năm 2014 Maria Sharapova vô địch giải Pháp mở rộng lần thứ hai, danh hiệu lớn cuối cùng của cô. |
|
Sharapova đã khởi động mùa giải 2015 của mình tại Giải Quốc tế Brisbane, cô lọt vào trận chung kết với thành tích bất bại. Cô tiếp tục đánh bại Ana Ivanovic để dành danh hiệu thứ 34 của mình, nghĩa là Sharapova đã giành được ít nhất một danh hiệu mỗi năm trong 13 năm liên tiếp. Tại Melbourne, Sharapova tiếp tục xuất hiện trong trận chung kết Úc mở rộng thứ tư của mình. Tuy nhiên, cô đã thua Serena Williams. |
|
Sau thử nghiệm chất kích thích thất bại tại giải Úc mở rộng 2016, trong đó cô được kết luận dương tính với meldonium - một chất vừa bị cấm vào đầu năm, Sharapova đã bị Liên đoàn quần vợt quốc tế cấm tranh tài trong hai năm. Vào tháng 10/2016, lệnh cấm Sharapova đã giảm xuống còn 15 tháng, bắt đầu từ ngày 26/1/2016, ngày thử nghiệm mà cô thất bại. |
|
Sau khi kết thúc lệnh cấm, Sharapova trở lại với quần vợt bằng cuộc cạnh tranh tại Giải quần vợt Porsche, với chiến thắng ngay từ vòng đầu tiên trước Roberta Vinci. |
|
Maria Sharapova chụp ảnh chân dung bên trong Rome Colosseum tại Giải 2017 Internazionali BNL d’Italia, nơi một chấn thương ở đùi buộc cô phải dừng trận đấu vòng hai của mình và sau đó rút lui khỏi toàn bộ mùa giải. |
|
Sharapova chấp nhận vai trò khách mời tham gia giải quần vợt Thiên Tân mở rộng. Sharapova tiếp tục chiến thắng giải đấu, đánh dấu danh hiệu WTA đầu tiên của cô kể từ năm 2015. Kết quả giúp cô leo lên thứ hạng trong top 60. |
|
Sharapova ăn mừng bằng cách chụp ảnh tự sướng với người hâm mộ sau khi đánh bại Timea Bacsinszky trong vòng đầu tiên của WTA Thâm Quyến 2019. Đó là trận đấu đơn thứ 800 trong sự nghiệp của VĐV người Nga. |
Sharapova là một đấu sĩ với sức mạnh, chiều sâu và những cú đánh góc trên, trái tay. Trong vài năm qua, cô đã tiếp tục rơi khỏi bảng xếp hạng vì chấn thương.
Là một hạt giống đại diện tại giải Úc mở rộng 2020, Sharapova đã phải chịu thất bại ngay từ vòng đầu tiên, đánh dấu trận thua vòng thứ ba liên tiếp của cô tại một giải đấu lớn và sau giải đấu, thứ hạng của cô đã giảm xuống còn 369, thấp nhất kể từ tháng 8/2002 , một yếu tố không nghi ngờ gì đã ảnh hưởng đến quyết định của cô nói lời chia tay với quần vợt.
Maria Sharapova cho biết trên Vanity Fair, về nền tảng mà cô chọn để xác nhận quyết định giã từ sự nghiệp của mình: “Phía sau cánh cửa đóng kín, 30 phút trước khi ra sân, tôi trải qua quy trình làm tê vai để vượt qua trận đấu. Tôi đã có nhiều ca phẫu thuật - một lần vào năm 2008; một ca khác vào năm ngoái - và đã dành vô số tháng để tập vật lý trị liệu.
Chỉ cần bước ra sân đấu ngày hôm đó là tôi đã cảm thấy như một chiến thắng của mình, dù đó tất nhiên chỉ nên là bước đầu tiên của cuộc chơi. Tôi chia sẻ điều này không phải để thu hút sự thương hại, mà là để phác họa thực tế mới của tôi: Cơ thể tôi đã trở thành một thứ gây xao lãng.
Sau những buổi chụp hình và những chiếc váy tennis xinh xắn, sân đấu đã phơi bày những điểm không hoàn hảo của tôi - từng nếp nhăn, từng giọt mồ hôi. Những trận đấu là thử thách cho tính cách của tôi, ý chí của tôi, khả năng hướng những cảm xúc của tôi vào nơi mà chúng làm việc cho tôi thay vì chống lại tôi. Giữa các dòng vạch kẻ, tôi cảm thấy an toàn”.
Ngọc Hạ (Theo Guardian, EPA, AP)