Mang thai trong tình cảnh ngặt nghèo giữa mùa COVID-19

02/05/2020 - 14:15

PNO - Nhiều nước đang phải vật lộn với dịch bệnh COVID-19, trong khi Việt Nam có số người mắc thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Nhưng không vì thế bà bầu đổ dồn về các thành phố lớn, mà nên giãn cách ở bệnh viện tỉnh, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Các bệnh viện trên thế giới vẫn đang phải vật lộn với COVID-19. Ảnh: Getty Images
Các bệnh viện trên thế giới vẫn đang phải vật lộn với COVID-19. Ảnh: Getty Images

Mỹ: Nhiều cơ sở sản khoa trở thành nơi điều trị COVID-19

Vài bệnh viện phải chuyển khoa phụ sản thành nơi điều trị COVID-19. Các bệnh viện tăng cường thực hiện chăm sóc từ xa, thậm chí cấm người nhà sản phụ đến bệnh viện.

Nhiều nhân viên y tế lo ngại nỗ lực ngăn chặn COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến các bà mẹ và trẻ sơ sinh, để lại hậu quả khó lường, chỉ thật sự lộ rõ khi đại dịch đã kết thúc.

Cuộc khủng hoảng y tế đã khiến nhiều người cân nhắc việc sinh con tại nhà. Song các chuyên gia khuyên rằng, sinh con tại bệnh viện vẫn là lựa chọn an toàn nhất.

Peru: 2 thai phụ mắc COVID-19 sinh con khỏe mạnh

Ngày 7/4, hai phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc COVID-19 đã sinh con khỏe mạnh. Đứa trẻ đầu tiên chào đời ngày 27/3 và đứa trẻ thứ 2 chào đời ngày 31/3. Cả 2 đều được sinh mổ theo khuyến cáo của bác sĩ nhằm tránh biến chứng.

Mexico: 2 phụ nữ mang thai đầu tiên tử vong do COVID-19

Cả hai phụ nữ nói trên đều bị béo phì, trong khi một người bị tăng huyết áp và người còn lại bị tiểu đường. Đây chính là các yếu tố nguy cơ gia tăng biến chứng khi mắc bệnh COVID-19.

Hồng Kông: Xuất hiện thai phụ nhiễm COVID-19

Ngày 19/3, Hồng Kông (Trung Quốc) ghi nhận thai phụ 32 tuổi đã mang thai 16 tuần, với triệu chứng như sốt và chảy nước mũi.

Cục Y tế Hồng Kông cho biết, tạm thời chưa có số liệu cho thấy vi-rút sẽ lây từ mẹ sang thai nhi hoặc gia tăng nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi, nhưng có thể dẫn đến sinh non.

Nhật Bản: Bà bầu Việt kẹt ở Nhật vì chi phí cao

Chị L.T.A. (27 tuổi, quê Bắc Giang) sang Nhật năm 2017. Khi mang thai, chị muốn về nước để sinh con nhưng các chuyến bay liên tục bị hủy. Cuối cùng, hai vợ chồng chị phải đi xin ở nhờ nhà bạn bè và rất lo lắng khi chi phí khám thai đắt đỏ.

Việt Nam: Sinh đôi ở khu cách ly

Ngày 8/4, 2 em bé song sinh chào đời trong phòng cách ly phòng dịch COVID-19 tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh. Trước đó, khi thai 37 tuần, thai phụ đang trong thời gian cách ly tại bệnh viện, bỗng có dấu hiệu chuyển dạ và được chuyển lên phòng mổ.

Hai em bé song sinh chào đời ở Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh. Ảnh: TWG Group cung cấp
Hai em bé song sinh chào đời ở Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh. Ảnh: KBV Group cung cấp

Sau 20 phút, kíp phẫu thuật lấy ra 2 bé song sinh có cân nặng lần lượt là 2,8kg và 2,6kg. Hiện sức khỏe của ba mẹ con đều ổn định.

Ngày 14/4, một thai phụ khác đang cách ly tại bệnh viện này cũng hạ sinh bé trai 3,3kg.

Chăm sóc sản phụ nghi nhiễm hoặc mắc COVID-19 như thế nào?

Bác sĩ Lương Kim Chi - từng công tác tại Bệnh viện Từ Dũ, với 30 năm kinh nghiệm và chuyên môn sâu về chăm sóc Nhi sơ sinh theo phương pháp Kangaroochia sẻ:

Bác sĩ Lương Kim Chi tham gia tư vấn trực tuyến. Ảnh: TWG Group cung cấp
Bác sĩ Lương Kim Chi tham gia tư vấn trực tuyến. Ảnh: KBV Group cung cấp

Đối với sản phụ nghi nhiễm COVID-19: Trẻ sơ sinh khỏe mạnh có thể nằm cùng phòng với mẹ, giường trẻ cần cách xa giường nằm sản phụ tối thiểu 2m và cho trẻ ăn bằng sữa mẹ vắt ra. Tuy nhiên, nếu người mẹ muốn cho con bú mẹ trực tiếp, thực hành tiếp xúc da kề da hoặc chăm sóc theo phương pháp Kangaroo với trẻ sinh non nhẹ cân, bác sĩ phải tư vấn cho mẹ về lợi ích của các phương pháp trên và người mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế lây nhiễm vi-rút cho trẻ như: đeo khẩu trang cho mẹ, rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, thường xuyên làm sạch và khử khuẩn các bề mặt mà người mẹ có thể tiếp xúc...

Đối với sản phụ nhiễm COVID-19: Cách ly trẻ sơ sinh và người mẹ theo hướng dẫn cách ly chung của Bộ Y tế. Trong thời gian cách ly, bà mẹ lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ cần vắt sữa cho trẻ ăn, hướng dẫn cho bà mẹ cách thực hành các biện pháp dự phòng lây nhiễm trong quá trình vắt, trữ và cho con uống sữa mẹ đúng cách theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Sau khi hết thời gian cách ly nên cho trẻ bú mẹ trực tiếp trở lại.

Thái Đăng

 

Được tài trợ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI