Mang Huế xưa về gần mẹ cha

21/12/2024 - 10:17

PNO - Ông đã mang cả xứ Huế đặt trong nhà, chỉ để tặng cha mẹ, tặng cho ông bà nơi cố hương.

Vốn là người lặng lẽ, ông rất ít khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, nên khi nhắc về ông - tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng - có lẽ rất nhiều người không biết ông là người đồng sáng lập Trường Xanh Tuệ Đức, Viện trưởng Viện Quản trị tri thức KMi; Hiệu trưởng Trường cao đẳng Quốc tế Vabis - Xanh Tuệ Đức, Tổng giám đốc và sáng lập Tập đoàn Công nghệ Khai Minh, là người mang công nghệ nhà máy sản xuất ổ cứng Seagate BET về Việt Nam. Ông cũng là CEO rất nhiều năm của công ty cho đến khi rời vị trí để tận hiến cho giáo dục.

Tuy nhiên, có thể nhiều người sẽ biết đến ông vì công trình “Huế thu nhỏ” tại vườn nhà. Ông đã mang cả xứ Huế đặt trong nhà, chỉ để tặng cha mẹ, tặng cho ông bà nơi cố hương.

Món quà cho đấng sinh thành

Mô hình “Huế thu nhỏ” được đặt tại nhà riêng của ông thuộc TP Thủ Đức (TPHCM). Nơi đây chính là quán bún bò Ngọc Dung nức tiếng được rất nhiều người biết đến. Đó cũng là quán bún bò nơi cha mẹ ông chăm chút để nuôi anh em ông khôn lớn, thành tài.

Ông Tùng theo học chương trình cao học tại Úc về công nghệ điện tử - viễn thông năm 1998. Lúc đang ở Úc, biết mẹ già bệnh yếu ở quê nhà vẫn mong chờ, ông rất băn khoăn “ngộ nhỡ chẳng may mẹ có mệnh hệ gì thì mình sẽ làm sao?” và “mình vẫn chưa làm được điều gì đặc biệt cho cha mẹ”. Vậy nên ngay khi về nước, thay vì lao vào kiếm tiền, ông từ chối nhiều cơ hội việc làm để tập trung làm điều gì đó cho cha mẹ. Sau bao ấp ủ, “điều-gì-đó” đã ra đời: đó chính là công trình “Huế thu nhỏ”.

Doanh nhân Nguyễn Thanh Tùng - Ảnh do nhân vật cung cấp
Doanh nhân Nguyễn Thanh Tùng - Ảnh do nhân vật cung cấp

Sau rất nhiều những chuyến xe đường dài TPHCM - Huế - TPHCM để tìm kiếm tài liệu phục vụ cho công trình, ông thấy yêu hơn nơi mình sinh ra, cảm thấy “chất” Huế đầy hơn trong tim mỗi ngày. Từ đó, ông lại càng hiểu sự thiết tha và đau đáu của mẹ mỗi khi nhắc về quê hương. Công trình “Huế thu nhỏ” ngay từ những ngày bắt đầu đã được hình thành từ sự hiếu thuận của ông với cha mẹ, từ tình yêu dành cho quê hương và từ ý niệm lưu giữ cho con cháu một công trình đúng chất về Huế.

Càng nghĩ về cha mẹ, ông càng quyết tâm phải phục dựng toàn bộ kinh thành Huế, đưa về trong khuôn viên nhà mình, không được thiếu một kiến trúc nào, để nhiều người có thể hiểu và cảm nhận trọn vẹn về Huế.

“Huế thu nhỏ" trong lòng Sài Gòn

Đầu năm 2007, những người yêu Huế đã sửng sốt khi được giới thiệu một quần thể “Huế thu nhỏ”, dường như mang cả xứ Huế về nơi này. Với tỉ lệ 1/700, toàn bộ các di tích đền đài hiện ra sống động như thật. Ngày giới thiệu đến bạn bè thân tín công trình này, ông đã mời đoàn nhã nhạc cung đình Huế về biểu diễn cả đêm. Không gian đó, âm nhạc đó... chính là Huế, là tất cả những gì cha mẹ ông nhớ mong.

Mẹ ông - bà chủ quán bún bò Ngọc Dung nổi tiếng - khi đứng trước “Huế thu nhỏ” với những đền đài, lăng tẩm được phục dựng sắc sảo đến từng chi tiết, vẫn không tin vào mắt mình. Ông nói: “Nhìn cha mẹ vui mừng, tôi có cảm giác mình quên hết nhọc nhằn suốt 7 năm thực hiện”. Vậy là tâm nguyện đưa quê nhà về bên mẹ cha đã hoàn thành sau biết bao nỗ lực.

Mẹ ông từng là ca sĩ đoạt giải tại một cuộc thi hát tổ chức ở đình Thương Bạc (Huế) năm 1953, từng lên sóng đài phát thanh thuở ấy; nên với bà, nhắc đến đình Thương Bạc là nhắc đến một ký ức tươi đẹp nhất. Có lẽ vì thế nên ý tưởng đầu tiên của ông trong các công trình “Huế thu nhỏ” chính là đình Thương Bạc - ký ức đẹp đẽ trong cuộc đời của mẹ ông. Ông muốn mỗi ngày khi nhìn thấy hình ảnh này, trong mẹ luôn sống dậy những ký ức đẹp ấy, những niềm vui và cả những mộng mơ thời son trẻ.

Từ đình Thương Bạc, cả kinh thành Huế sống động được ông phục dựng đầy đủ, bao gồm cả những công trình nay đã không còn vì sự nghiệt ngã của thời gian và chiến tranh. Điều đặc biệt, tuy chỉ là công trình thu nhỏ, các nét kiến trúc mẫu mực của cung đình Huế được ông khắc chạm không thiếu chi tiết nào.

Từ những đường cong uốn lượn nhẹ nhàng, thanh thoát của Hoàng thành đến những chi tiết tỉ mỉ như mái nhà, mái diềm, hoa văn… đều tinh xảo, sống động, khiến người ta có cảm giác như đang thực sự đứng trước kinh thành Huế cổ kính.

Doanh nhân Nguyễn Thanh Tùng bên cha mẹ - Ảnh do nhân vật cung cấp
Doanh nhân Nguyễn Thanh Tùng bên cha mẹ - Ảnh do nhân vật cung cấp

Hiếu thảo không thể nói suông

Thương cha thương mẹ luôn là một câu nói rất dễ nói. Nhưng thương thế nào, dành thời gian ra sao, làm điều gì cho cha mẹ vui thực sự không hề dễ.

Những ngày theo học ở nước ngoài, bản thân ông Tùng vẫn luôn neo giữ trong lòng ý niệm phải trở về phụng dưỡng cha mẹ già, về nhà ăn cơm với cha mẹ, về nhà để giữ cho gia đình một nếp nhà có trước, có sau. Vậy nên, dù được mời chào với mức lương cao tại Úc, sau đó là tiến sĩ ở Mỹ, ông vẫn quay về. Ông chia sẻ: chưa khi nào ông cân nhắc được gì, mất gì khi về nước. Vì khi đó, ý chí lớn nhất vẫn là cha mẹ ngày một lớn tuổi, đừng để mình phải hối tiếc sau này.

Với ông, hiếu thảo không chỉ để nói suông, mà phải thực tế, phải ở trên nền tảng đạo đức, phải thực hành mỗi ngày. Con người, dù có làm gì, mọi thứ phải được vận hành trên chữ đức. Nên ngay bên cạnh mô hình “Huế thu nhỏ”, ông treo một chữ “Đức” thật lớn, ai bước vào cũng nhìn thấy ngay. Cách ông vận dụng chữ đức trong đối đãi với cha mẹ, trong hành xử cuộc sống và chuyện làm ăn đã góp phần khiến nhiều đối tác trong và ngoài nước thêm tin cậy.

Họ tin tưởng hợp tác với ông, tin vào người chọn chữ đức trong hành trình cuộc đời mình. Chữ đức cũng là triết lý của môi trường giáo dục nơi ông dành rất nhiều tâm huyết sau khi rời các tập đoàn lớn, bởi ông luôn khát khao một thế hệ trẻ trưởng thành, biết chọn cho mình lẽ sống để cống hiến, biết cách neo giữ văn hóa gia đình, quê hương, cội nguồn.

Ngồi trò chuyện cùng ông mới thấu hết sự kỳ diệu của tư duy mọi thứ bắt nguồn từ đạo đức. Từ tư duy này, các môn học thường nhật không còn là công thức, là định nghĩa, mà còn là không gian kết nối, không gian được chạm vào tầng sâu nhất bên trong mỗi con người bằng cách lồng ghép các bài học thực hành đạo đức thường nhật. “Huế thu nhỏ” cũng từ nguyên lý đó mà ra, sự hiếu thuận cũng bắt đầu từ tư duy đạo đức, được xây trên nền tảng của sự vững bền từ trái tim. “Huế thu nhỏ” cũng chính là câu chuyện để ông chuyển tải thông điệp yêu cha mẹ của mình đến học sinh, đến phụ huynh, đến các sinh viên, doanh nhân được ông chia sẻ.

Hôm nay, có lẽ đã có hơn 7 triệu người Việt nghe ông chia sẻ từ khóa mà ông chọn làm phương châm sống cho mình: “Nuôi dưỡng đạo đức mỗi ngày”. Cả cuộc đời và sự nghiệp của mình, ông đã dành để phụng sự quê hương. Ông cũng không quên dành sự trân quý cho gia đình, quỹ thời gian đồng hành cùng con cái, bên cạnh những khát khao mang tính khai phóng giáo dục, mang nền tảng đạo đức vào từng gia đình.

Tạ Khánh Tâm

Thể lệ cuộc thi Doanh nhân với chữ hiếu và gia đình

Bài viết tham dự cuộc thi phải giới thiệu những tập thể, cá nhân điển hình trong việc giữ gìn nếp sống hiếu đạo đối với bậc sinh thành và người thân trong gia đình, đóng góp cho cộng đồng. Họ có thể là doanh nhân người Việt, gốc Việt đang sinh sống, kinh doanh trong nước và/hoặc các quốc gia khác.

Bài viết thể hiện lối sống của doanh nhân đối với người thân là: ông bà, cha mẹ, vợ con, cháu trong gia đình; thông qua các câu chuyện/tình huống ứng xử trong gia đình, giúp doanh nhân luôn cân bằng giữa công việc ngoài xã hội với việc chăm sóc gia đình.

Tác phẩm dự thi phải chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi nào khác, chưa được đăng báo. Nhân vật trong bài viết có thể đã được ghi nhận gương điển hình trong các bài viết trên báo chí, là nhân vật trong các cuộc thi viết khác, giải thưởng khác. Bài viết về doanh nhân phải được sự cho phép của nhân vật.

Mỗi tác phẩm từ 800 đến không quá 2.000 chữ, được đánh máy bằng tiếng Việt. Bài viết có hình ảnh (nhân vật, hoạt động liên quan tới việc chăm sóc bậc sinh thành, người thân...) phù hợp với nội dung (cần ghi rõ nguồn, tên tác giả ảnh).

Cơ cấu giải thưởng:

- 1 giải Đặc biệt trị giá 20 triệu đồng.

- 1 giải Nhất trị giá 15 triệu đồng.

- 2 giải Nhì, trị giá 10 triệu đồng/giải.

- 3 giải Ba, trị giá 5 triệu đồng/giải.

- 5 giải Khuyến khích, trị giá 3 triệu đồng/giải.

- 1 giải Bài viết được yêu thích do bạn đọc bình chọn (tính theo lượt like lượt share trên fanpage Báo Phụ nữ TPHCM) trị giá 1 triệu đồng.

Cùng với giải thưởng hiện kim, các tác giả còn được trao giấy chứng nhận của ban tổ chức cuộc thi.

Các tác phẩm được trao giải và đạt chất lượng sẽ được tuyển chọn để xuất bản thành sách (sách giấy và sách điện tử).

Bài dự thi (bao gồm file bài viết, file hình ảnh) gửi về email: doanhnhanvachuhieu@baophunu.org.vn.

Điện thoại: 0966182727.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.

  • Nuôi dạy con xuyên biên giới

    Nuôi dạy con xuyên biên giới

    14-12-2024 06:14

    Vì công việc đặc thù, có những ông bố, bà mẹ phải chấp nhận cảnh nuôi dạy con xuyên biên giới.

  • Bầy vịt tháng Chạp

    Bầy vịt tháng Chạp

    13-12-2024 18:30

    Tết đến, cũng đồng nghĩa tôi sắp phải chia tay với chúng. Không ai nuôi vịt để… làm cảnh.

  • Những tấm thiệp Giáng sinh ngày ấy

    Những tấm thiệp Giáng sinh ngày ấy

    13-12-2024 09:22

    Những cơn gió lạnh báo hiệu một mùa Noel nữa lại về. Tôi nhớ cái không khí lành lạnh đặc trưng và nhớ cả những tấm thiệp mừng Giáng sinh.