Mạng che mặt : Cấm hay không?

29/09/2013 - 19:30

PNO - PNO - Thẩm phán Peter Murphy, tòa án quận Blackfriars tại London đã ra quyết định buộc một bị can theo đạo Hồi (không công bố danh tánh theo quy định của pháp luật) phải tháo tấm mạng che mặt để thẩm phán, luật sư đoàn và hội thẩm...

edf40wrjww2tblPage:Content

Mang che mat : Cam hay khong?

Mạng che mặt - Cấm hay không (ảnh: The Times)

Luật sư bào chữa cho cô nói quyết định này vi phạm nhân quyền và tôn giáo của thân chủ. Nhưng các nhà phân tích lại cho rằng việc nhìn thấy biểu cảm trên mặt của nhân chứng và bị can rất quan trọng tại các phiên tòa để quyết định xem họ có tội hay không.

Lại nhớ, năm 2006, an ninh tại sân bay Heathrow đã để lọt tên tội phạm giết người gốc Somalia thoát khỏi Anh. Mustaf Jama đã sử dụng hộ chiếu của chị gái và choàng một tấm mạng che kín từ đầu đến chân chỉ để lộ đôi mắt, và y đã thoát khỏi nhiều cửa an ninh mà không hề bị ai yêu cầu tháo tấm mạng để kiểm tra nhân dạng.

Mang che mat : Cam hay khong?

Phụ nữ Hồi giáo mặc trang phục trùm kín người và che kín mặt ở nơi công cộng tại Anh (ảnh: Telegraph)

Quyết định của thẩm phán Murphy làm dấy lên những tranh luận gay gắt bấy lâu về tấm mạng che mặt của phụ nữ Hồi giáo tại Anh. Các chuyên gia tôn giáo cho rằng, những người trẻ theo đạo Hồi tại Anh nói riêng và châu Âu nói chung, phần lớn không hiểu rõ gốc rễ của sự uyên bác đạo Hồi, lại bị ảnh hưởng của các nhà truyền giáo cực đoan, là những người đề xướng và cổ vũ cho việc đeo mạng. Nhiều người theo đạo Hồi cho biết, tại các nước Hồi giáo, chỉ có vợ của các giáo đồ mới phải che mặt, và việc che mạng chỉ bắt buộc khi người phụ nữ ở khu vực công cộng.

Dịp này, các nhà đấu tranh cho nữ quyền cũng lên tiếng, một khi tấm mạng che mặt mặc nhiên được chấp nhận, phụ nữ lại gánh lấy áp lực phải đeo mạng để được tiếng là mộ đạo và trong sạch. Tiến sĩ Sarah Wollaston, nghị sĩ hạt Totnes (Anh) cho rằng tấm mạng làm lu mờ hình ảnh của phụ nữ. Bà đề nghị ít nhất tấm mạng nên bị cấm đeo trong nhà trường và các trường đại học. Nhà báo nữ Allison Pearson cũng cho rằng, việc ép buộc các bé gái 11 tuổi đến trường trong trang phục che kín từ đầu đến chân, nhất là vào mùa hè nóng bức, đã tước đi quyền tự do của các em. Cô nhấn mạnh trang phục này hạn chế các em được học bơi như các nữ sinh khác.

Nghị sĩ gốc đạo Hồi Maajid Nawaz cũng tán thành, và nói rằng việc yêu cầu phụ nữ bỏ mạng che mặt không phải là phân biệt tôn giáo, cũng như phụ nữ không phải đeo mạng trong lớp học, tòa án, an ninh sân bay, bệnh viện và ngân hàng. Ông nhấn mạnh sách kinh thánh đã nói rõ khi ở trong phòng, phụ nữ không cần phải che mặt.

Mang che mat : Cam hay khong?

Nữ sinh viên Hồi giáo ở Anh (ảnh: Facebook)

Trước mắt, Bộ Giáo dục Anh để tùy hiệu trưởng các trường tự quyết định việc nữ sinh đeo mạng hoặc mặc đồ phủ kín người, nhưng bộ vẫn ngầm ủng hộ các trường cấm mặc trang phục trên vì lí do an toàn, sức khỏe và bảo vệ quyền tự do của người khác. Trong khi đó, các trường nữ Hồi giáo tại London lại bắt buộc học sinh phải che mặt hoặc mặt trang phục phủ kín từ đầu đến chân.

Ngược lại, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Theresa May cho rằng, không phải việc của nhà nước trong chuyện khuyên bảo hoặc cấm cản phụ nữ ăn mặc như thế nào. “Phụ nữ phải được tự do lựa chọn trang phục”. Nếu một phụ nữ thích đeo mạng thì không ai nên cấm họ cả. Bà cho rằng chính quyền chỉ nên yêu cầu gỡ mạng tại các nơi cần thiết như trong trường học và tòa án.

Thực tế, việc cấm hay không việc đeo mạng che mặt là một vấn đề âm ỉ tại châu Âu lâu nay. Pháp là nước đầu tiên cấm đeo mạng che mặt nơi công cộng vào năm 2011 vào thời tổng thống đương quyền Nicolas Sarkozy, và luật cấm đeo mạng là để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ cũng như những giá trị lâu đời của nước Pháp. Từ ngày 11/ 2011, tại những nơi công cộng như đường phố, cửa hàng, nhà bảo tàng, phương tiện đi lại công cộng và công viên, không ai được che kín mặt bằng bất cứ phương tiện gì như nón bảo hiểm, khăn choàng, và mạng che mặt. Những ai vi phạm sẽ bị phạt 150 euro và có thể bị tù một năm.

Bỉ. Ý, và Hà Lan cũng có kế hoạch nối gót theo bộ luật ở Pháp. Mới đây, lần đầu tiên một bang thuộc miền nam Thụy Sĩ có lệnh cấm phụ nữ đeo mạng che kín mặt, và đang đợi sự chấp thuận từ cấp liên bang.

PHAN QUỲNH DAO tổng hợp
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI