PNO - Đến với "Hò dô 2022", khán giả sống trọn trong không khí âm nhạc sống động đến từ các thể loại nhạc đa dạng như Indie, Jazz, Pop Ballad, Rock, Funk, dân gian đương đại... được chọn lọc và giới thiệu.
Tối 9/12, Lễ hội Âm nhạc quốc tế TPHCM - Hò dô 2022 (HOZO) đã chính thức khai mạc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, với các màn trình diễn bùng nổ của các nghệ sĩ trong và ngoài nước. |
Bà Phan Thị Thắng – Phó chủ tịch UBND TPHCM phát biểu: “Lễ hội là không gian đầy sôi động, hấp dẫn, tạo điều kiện cho khán giả tiếp cận được những phần trình diễn âm nhạc chất lượng, mang tầm vóc quốc tế, cũng như cơ hội tiếp xúc nhiều thể loại âm nhạc trên thế giới với thông điệp “Mang thế giới và Việt Nam đến gần nhau hơn”. Với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp âm nhạc thành ngành du lịch văn hoá trọng điểm trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá ở TPHCM đến năm 2030, TPHCM tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, chú trọng các hoạt động giao lưu quốc tế, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng của TPHCM”. |
Mở đầu chương trình là tiết mục ca vũ độc đáo kết hợp độc tấu đàn tranh, múa sạp, hò dô, rap… qua phần trình diễn của nhiều nghệ sĩ như NSƯT Hải Phương, ca sĩ Hà Lê... |
Màn trình diễn kéo dài khoảng 30 phút, pha trộn giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại chinh phục nhiều khán giả trẻ tại lễ hội. |
Ban nhạc đến từ Nhật Bản Ani Rock mang đến tiết mục vô cùng đặc sắc, đậm nét văn hóa xứ sở hoa anh đào. Những bản nhạc phim anime kinh điển được nhóm tái hiện hoàn hảo qua sự hòa tấu giữa tiếng đàn violin, sáo, ghi ta, trống, organ... Dưới sân khấu, khán giả liên tục phấn khích nhún nhảy và hát theo các ca khúc. |
Nhóm cũng ghi điểm khi học một vài câu tiếng Việt để giao lưu cùng khán giả. Được biết, để có những phần trình diễn tuyệt vời nhất, Ani Rock đã mang theo rất nhiều thiết bị hiện đại, nhạc cụ cần thiết sang Việt Nam. |
Các nghệ sĩ của Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen khiến khán giả đắm chìm trong không gian âm nhạc truyền thống được dàn dựng công phu. |
Người hâm mộ được sống trọn vẹn trong không gian âm nhạc sống động. Bên cạnh các bạn trẻ, nhiều gia đình cũng đưa con nhỏ đến tham dự lễ hội. |
Nhiều du khách nước ngoài hào hứng theo dõi các tiết mục trình diễn. |
Thông qua những màn trình diễn đa sắc màu, khán giả đã cảm nhận rõ nét thông điệp năm nay của Lễ hội Âm nhạc quốc tế TPHCM - Hò dô 2022 "With music, we are all equal". Với âm nhạc, tất cả mọi người (không phân biệt ngành nghề, trình độ, giới tính, màu da…) đều bình đẳng, mọi ranh giới đều được xóa mờ. |
Xuyên suốt 4 ngày diễn ra lễ hội (8-11/12), khán giả sẽ được thưởng thức những màn trình diễn của hơn 250 nghệ sĩ trong nước và quốc tế, với 3 đêm diễn chính trên cả 2 địa điểm: Phố đi bộ Nguyễn Huệ và sân khấu tại công viên chân cầu Thủ Thiêm 2. |
"Hò dô" là sự kiện văn hóa lớn nhất năm 2022 của TPHCM, được tổ chức bởi Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Sở Du lịch TPHCM cùng UBND TP. Thủ Đức. Qua đây, TPHCM mong muốn xây dựng một thương hiệu lễ hội âm nhạc quốc tế thường niên, với những nét đặc trưng, độc đáo, trẻ trung, hội nhập quốc tế nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, giới thiệu đến bạn bè quốc tế âm nhạc giàu ngôn ngữ, giàu bản sắc TPHCM; đội ngũ nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà sản xuất âm nhạc Việt Nam định hướng thị hiếu âm nhạc và tạo ra những sản phẩm văn hoá đa dạng, sáng tạo, khẳng định mục tiêu hình thành công nghiệp âm nhạc của TPHCM. |
Minh An – Hương Chung
Chia sẻ bài viết: |
Theo đánh giá của Cục Điện ảnh, TPHCM có đầy đủ các yếu tố để trở thành trung tâm điện ảnh, thành phố điện ảnh.
Hội đồng đánh giá bộ sách “Gia Định - Sài Gòn - TPHCM dặm dài lịch sử” của tác giả Nguyễn Đình Tư là công trình đồ sộ.
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Trung tâm Gugak Quốc gia Hàn Quốc tổ chức giao lưu biểu diễn âm nhạc cung đình Việt Nam, Hàn Quốc.
Tập thơ “Ru những muộn phiền” được nhà báo Cao Thanh Hương viết trong khoảng 2 năm trở lại. Trong tác phẩm, cô phơi bày và giải toả nhiều tâm tư.
Trong sách “Đời sống thường nhật ở Nam kỳ”, xuất hiện nhiều bức vẽ về chợ Bà Chiểu, chợ Bình Tây, khu cầu Ông Lãnh...
Các cơ sở kinh doanh thường đối phó bằng cách cho người theo dõi lịch trình và gắn các thiết bị để tắt hoạt động karaoke trái phép khi bị kiểm tra.
Sau 3 năm trùng tu, điện Thái Hòa chuẩn bị mở cửa đón du khách tham quan trở lại. Đây là công trình kiến trúc quan trọng của nhà Nguyễn.
Sân khấu Trịnh Kim Chi mang đến Liên hoan Sân khấu TPHCM lần I vở "Ngày ấy Cổng Trời" về những nữ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
Vài ngày qua, thông tin chỉ có 2/12 rạp hát tại TPHCM được sử dụng gây chú ý trong dư luận.
TP Hội An sẽ tổ chức nhiều sự kiện nhằm kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.
Trên màn ảnh Việt, người khuyết tật có cơ hội đóng phim chỉ ở những vai nhân vật khuyết tật.
Không để thiếu em nào có lẽ là một trong những bộ phim “khiêm tốn” nhất của Trương Nghệ Mưu, với kinh phí cực kỳ ít ỏi.
Gần đây, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa trong ngành xuất bản giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra.
Những năm qua, di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị, thúc đẩy du lịch phát triển.
Tác giả Lê Hà (sinh năm 1983, TP Huế) đã đưa bạn đọc trở về những ngày xưa cũ, để thưởng thức những món ăn bình dị, dân dã...
Việc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phải làm rào chắn, lần nữa cho thấy văn hóa ứng xử kém của một bộ phận công chúng.
Trong hải trình về với quân dân vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc (từ 9 - 16/11), âm nhạc như chất xúc tác đặc biệt,
“Hẹn sáng Chủ nhật ở chợ quê nghen”. Chợ quê mà chị em nhắn nhau rần rần trên Facebook nằm ở số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM