Mãn nhãn với báu vật thời vua Gia Long được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

31/01/2021 - 17:56

PNO - 40 hiện vật gồm súng, ấn, văn bản... gắn bó với hoàng đế Gia Long đang được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.

 

Chiều 31/1 Bảo tàng Cổ vật cung đình (Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế) đã tổ chức triển lãm trưng bày các cổ vật về hoàng đế Gia Long nhân kỷ niệm 200 mất của vị Hoàng đế đầu tiên sáng lập lên triều đại nhà Nguyễn (1802-1945)
Nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long, vị vua khởi đầu vương triều nhà Nguyễn (1802-1945), ngày 31/1 Trung tâm Bảo tàng di tích Cố đô Huế tổ chức triển lãm "Những kỷ vật về hoàng đế Gia Long" tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. 
Để xây dựng Kinh thành Huế, vua Gia Long cùng các quan vệ giám thành tự thiết kế, xác định quy mô, kích thước, phương thức xây dựng. Mặt thành xoay về hướng Đông Nam, tiền án có núi Ngự Bình tạo thành bức bình phong thiên nhiên che chắn. Hai bên là cồn Dã Viên, cồn Hến tạo thành thế tả Thanh Long hữu Bạch Hổ (rồng chầu hổ phục).
Vua Gia Long đã cùng các quan vệ giám thành tự thiết kế, xác định quy mô, kích thước, phương thức để xây dựng Kinh thành Huế. Mặt thành xoay về hướng đông nam, tiền án có núi Ngự Bình tạo thành bức bình phong thiên nhiên che chắn. Hai bên là cồn Dã Viên, cồn Hến tạo thành thế tả Thanh Long hữu Bạch Hổ (rồng chầu hổ phục).
Lư xông trầm, bình hoa bằng đồng được sử dụng trong lễ tế Giao của triều Nguyễn
Lư xông trầm, bình hoa bằng đồng được sử dụng trong lễ tế Giao của triều Nguyễn.
Quốc gia tín bảo (phiên bản bằng gốm mạ vàng) được vua Gia Long sử dụng đóng trên các văn kiện triệu tập tướng lĩnh, phát động binh lính, trưng binh nhập ngũ...
Quốc gia tín bảo (phiên bản bằng gốm mạ vàng) được vua Gia Long sử dụng đóng trên các văn kiện triệu tập tướng lĩnh, phát động binh lính, trưng binh nhập ngũ...
Bia Phẩm sơn, xác định vị trí đứng chầu của các quan lại dưới thời vua Gia Long: các quan văn đứng bên phải, các quan võ đứng bên trái sân chầu. Thời Nguyễn, theo quy định của triều đình, nhà vua sẽ làm lễ Đại triều vào ngày mồng 1 và 15 (âm lịch) tại điện Thái Hòa với các bá quan văn võ trong triều; lễ Thường triều được tổ chức vào các ngày 5, 10, 20, 25 (âm lịch) hàng tháng tại điện Cần Chánh với sự tham gia của các quan tứ phẩm trở lên.
Bia Phẩm sơn, xác định vị trí đứng chầu của các quan lại dưới thời vua Gia Long: các quan văn đứng bên phải, các quan võ đứng bên trái sân chầu. Thời Nguyễn, theo quy định của triều đình, nhà vua sẽ làm lễ Đại triều vào ngày mùng 1 và 15 (âm lịch) tại điện Thái Hòa với các bá quan văn võ trong triều; lễ Thường triều được tổ chức vào các ngày 5, 10, 20, 25 (âm lịch) hàng tháng tại điện Cần Chánh với sự tham dự của các quan tứ phẩm trở lên.
Đạn sắt sử dụng cho các loại súng thần công đặt trên các pháo đài phòng thủ của Kinh thành Huế. Vua Gia Long là một trong những vị vua đưa súng thần công vào quân đội, sau khi diệt nhà Tây Sơn, vua Gia Long cho đúc Cửu vị thần công đặt hai bên cổng Ngọ Môn
Đạn sắt sử dụng cho các loại súng thần công đặt trên các pháo đài phòng thủ của Kinh thành Huế. Vua Gia Long là một trong những vị vua đưa súng thần công vào quân đội, sau khi diệt nhà Tây Sơn, nhà vua cho đúc Cửu vị thần công đặt hai bên cổng Ngọ Môn.
Bút phê của hoàng đế Gia Long
Bút phê của hoàng đế Gia Long, người sáng lập triều đại nhà Nguyễn.
Cây súng điểu thương, kỷ vật gắn bó với vua Gia Long trong thời kỳ chinh chiến
Cây súng điểu thương, kỷ vật gắn bó với vua Gia Long trong thời kỳ chinh chiến.
Quả cầu cửu long sơn thếp có từ thời  hoàng đế Gia Long được đặt trang trọng tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế
Quả cầu cửu long sơn thếp có từ thời hoàng đế Gia Long được đặt tại vị trí trang trọng ở Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI