Mâm cúng tết Đoan ngọ không thể thiếu món gì?

06/06/2024 - 17:17

PNO - Với người Việt, bánh ú tro, cơm rượu... là những món không thể thiếu trong mâm cúng dịp tết Đoan ngọ.

Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương được tổ chức vào ngày 5/5 Âm lịch là một ngày lễ truyền thống của người dân ở một số nước châu Á như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc - Ảnh: Vnexpress
Tết Đoan ngọ hay tết Đoan dương được tổ chức vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năm là một ngày lễ truyền thống của người dân ở một số nước châu Á như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc... Theo quan niệm của người xưa, đây là thời điểm kết thúc vụ mùa, người dân làm lễ thắp hương để tạ ơn trời đất, tổ tiên, đồng thời mong cầu vụ mùa sau sẽ tươi tốt, con người luôn khỏe mạnh - Ảnh: Taithongbakery
Ở nước ta, ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày diệt sâu bọ. Theo quan niệm của người xưa, đây là thời điểm kết thúc vụ mùa, người dân làm lễ thắp hương Tết Đoan Ngọ để tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ thắng lợi. Bên cạnh đó, lễ cúng vào 5/5 âm lịch còn gửi gắm hy vọng của người dân vào vụ mùa sau sẽ tươi tốt, mầm bệnh bị tiêu diệt, cây trái sinh sôi nảy nở, cũng là ước mong con người luôn mạnh khỏe, không bệnh tật. Tết Đoan Ngọ là ngày nào năm 2023? Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Năm 2024, Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) rơi vào thứ Hai ngày 10/6/2024. Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, thần linh. Mọi người sẽ ăn rượu nếp, cơm nếp cùng hoa quả như mận, vải,… khi mới ngủ dậy để “diệt sâu bọ”. Bởi theo quan niệm xưa, vào ngày 5/5 âm lịch, sâu bọ, giun, sán,… bên trong hệ tiêu hoá sinh sôi phát triển nguy hại cho sức khoẻ vì vậy cần tiêu diệt chúng
Tai Việt Nam, tết Đoan ngọ còn được gọi là tết diệt sâu bọ. Năm 2024, tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch) rơi vào thứ Hai, ngày 10/6 - Ảnh: Mediamart
ào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, thần linh. Mọi người sẽ ăn rượu nếp, cơm nếp cùng hoa quả như mận, vải,… khi mới ngủ dậy để “diệt sâu bọ”. Bởi theo quan niệm xưa, vào ngày 5/5 âm lịch, sâu bọ, giun, sán,… bên trong hệ tiêu hoá sinh sôi phát triển nguy hại cho sức khoẻ vì vậy cần tiêu diệt chúng -
Vào dịp tết Đoan ngọ, các gia đình sẽ chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, thần linh. Tùy vùng miền, mâm cúng dịp này sẽ có sự khác biệt, tuy nhiên, thường thấy nhất sẽ gồm các món sau:
Bánh tro là một loại bánh được làm từ nếp nương, lá dong và nhân đậu xanh hoặc thịt mỡ. Bánh được gói bằng lá dong và nấu chín bằng than củi hoặc luộc trong nước sôi. Bánh tro có vị dẻo thơm của nếp, vị ngọt bùi của nhân đậu xanh hoặc vị béo ngậy của thịt mỡ, và mùi thơm thoang thoảng của lá dong.
Bánh ú tro hay còn gọi bánh tro, bánh gio. Bánh được làm từ gạo nếp, đậu xanh và nước tro. Nếp sau khi được vo sạch, sẽ ngâm qua đêm trong nước tro (tro từ lá tre hay một số loại lá tùy địa phương), vớt ra, xả sạch phần nước ngâm, gói cùng đậu xanh đã sên nhuyễn bằng lá tre, lá chuối hay lá dong, luộc chín. Bánh ú tro thường có màu vàng, ăn cùng mật mía hay muối mè - Ảnh: Daiphatfood
Theo Đông y, bánh ú tro có vị nhạt, tính mát nên thích hợp với trẻ em, người gia đang bị nóng sốt. Ngoài ra, bánh còn giúp trung hòa bớt chất độc hại có trong đồ ăn thức uống để bảo vệ sức khỏe.
Theo Đông y, bánh ú tro có vị nhạt, tính mát nên thích hợp với trẻ em, người già, đồng thời, giúp trung hòa bớt chất độc hại có trong đồ ăn, tốt cho sức khỏe - Ảnh: Daiphatfood
Cơm rượu nếp là một món ăn truyền thống được làm từ nếp cái hoa vàng, men và rượu nếp. Cơm rượu nếp có vị ngọt thanh, mùi thơm nồng nàn của rượu nếp và vị dẻo thơm của nếp. Cơm rượu nếp thường được ăn kèm với chuối chín hoặc dừa bào.

Cơm rượu nếp: Theo quan niệm dân gian, việc ăn rượu nếp vào tết Đoan ngọ được tin là có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng có hại trong cơ thể. Có hai loại cơm rượu nếp là cơm rượu nếp từ nếp cái hoa vàng và cơm rượu nếp than - Ảnh: Bachhoaxanh

Có hai loại cơm rượu nếp trong dịp Tết Đoan Ngọ gồm com rượu nếp từ nếp cái hoa vàng và cơm rượu nếp than. Dù dùng từ loại nếp nào, món cơm rượu này đều có vị ngọt thanh, hương thơm dễ chịu cùng vị dẻo thơm của nếp. Ngoài ý nghĩa diệt sâu bọ trong cơ thể, cơm rượu nếp trong dịp Tết Đoan Ngọ còn mang ý nghĩa mong cầu sự sung túc đầy đủ, mùa màng bội thu, xua tan vận r

Theo quan điểm Đông y, cơm rượu nếp có tính ôn, vị ngọt, cay và là một vị thuốc quý với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe như kích thích tiêu hóa, bổ máu, giảm cholesterol xấu, làm đẹp da, giúp ngủ ngon... - Ảnh: Bachhoaxanh

Xôi gấc: Món xôi được nấu từ gạo nếp và gấc, có màu đỏ đẹp mắt. Xôi gấc có vị dẻo thơm của nếp, vị ngọt bùi của gấc và mùi thơm thoang thoảng của nước cốt dừa.
Xôi gấc là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cúng tết Đoan ngọ của người Việt Nam, đặc biệt là ở miền Nam. Món ăn này không chỉ đẹp mắt, ngon miệng mà còn tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật và mang lại sức khỏe dồi dào cho cả năm... - Ảnh: Bếp Á - Âu
Xôi vò: Món xôi được nấu từ gạo nếp, sau đó vo tơi và trộn với dừa bào, đường và muối. Xôi vò có vị dẻo thơm của nếp, vị béo ngậy của dừa bào, vị ngọt thanh của đường và vị mặn nhẹ của muối. - Ảnh: LamsonFood.
Xôi vò được nấu từ gạo nếp, sau đó vo tơi và trộn với dừa bào, đường và muối. Khi ăn, xôi vò có vị dẻo thơm của của nếp, vị béo ngậy của dừa bào, ngọt thanh của đường, mằn mặn của muối. Theo quan niệm của người xưa, món xôi vò trong mâm cúng tết Đoan ngọ mang ý nghĩ mong cầu sự an khang, thịnh vượng - Ảnh: LamsonFood
hè trôi nước rất nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam. Đây là loại chè viên tròn làm bằng bột nếp trắng, dẻo bên trong có nhân đậu xanh xanh vàng, ăn cùng với nước cốt dừa có vị béo. Ở miền Bắc có món chè tương tự gọi là bánh trôi. Chè trôi nước được nhắc đến một cách trân trọng trong văn hoá ẩm thực dân gian Việt Nam và không thể thiếu trong dịp lễ cúng bái của người dân Việt Nam.  Tên gọi chè trôi nước có lẽ xuất phát từ việc các viên chè được luộc trong nước sôi, khi chín sẽ nổi bồng bềnh trên mặt nước. Ở Nam bộ, món này được gọi là chè xôi nước. Bên cạnh các viên chè trôi nước có các viên chè con gọi là chè ỷ là một phần không thể thiếu được trong món này.  Chén chè với viên to viên nhỏ, có nhân không nhân, vị ngọt đặc sắc, không chỉ nhìn đẹp mắt mà khi ăn còn cảm nhận được mùi nếp ngây ngây. Vị béo và ngọt bùi hoà hợp với nhau cùng với vị cay ấm của gừng trong nước đường và vị thơm nồng của mè, đậu phộng phía trên.  Chè trôi nước vốn được xem như món ăn miền Nam thuần Việt nhưng có người lại cho rằng xuất xứ của chè trôi nước là từ một loại bánh trôi Tàu hay từ món chè ỷ được nấu vào Tết Đông Chí hàng năm của người Triều Châu khi họ sang sống chung với người dân miền Tây thế kỷ 18. Người Trung Quốc có chè Thang viên giống chè trôi nước của Việt Nam nhưng có nhiều loại nhân mặn, ngọt khác nhau được dùng vào những dịp gia đình đoàn tụ như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu và Tết Trung Thu.
Chè trôi nước hay chè đoàn viên là loại chè viên tròn làm bằng bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước đường (một số nơi còn tăng vị béo với nước cốt dừa). Chè trôi nước không chỉ xuất hiện trên mâm cúng dịp tết Đoan ngọ mà cũng có mặt trong các dịp tết hay mâm cúng ngày rằm tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và sung túc.
Bánh bá trạng: Loại bánh được làm từ bột nếp, nhân đậu xanh, mè và đường. Bánh được nướng vàng giòn, có vị dẻo thơm của nếp, vị ngọt bùi của nhân đậu xanh, vị béo ngậy của mè và vị ngọt thanh của đường.
Ngoài các món ăn trên, trong mâm cúng dịp tết Đoan ngọ của cộng đồng người Hoa tại Việt Nam không thể thiếu bánh bá trạng. Bánh bá trạng truyền thống thường được làm từ nếp, nhân đậu xanh, mè và đường. Theo thị hiếu của người dùng, bánh bá trạng hiện nay đã có thêm nhiều lựa chọn khách như hạt dinh dưỡng, bào ngư, lươn, trứng muối... - Ảnh: Daiphatfood
Vải và mận, đào là các loại quả phổ biến được dùng làm lễ vật trong ngày Tết Đoan Ngọ. Các loại quả này đang rộ mùa, không chỉ ngon rẻ mà hương vị chua ngọt dịu dàng của chúng được cho là sẽ diệt được sâu bọ, những vật ký sinh trong cơ thể người - Ann-Hanoi
Trái cây cũng không thể thiếu trong mâm cúng dịp tết Đoan ngọ. Tùy địa phương, vùng miền, mà các loại trái cây có thể khác nhau, điểm chung là đều là loại trái cây được trồng tại địa phương, đang vô vụ thu hoạch. Tương tự bánh ú tro, cơm nếp... các loại trái cây này cũng được tin là giúp diệt "sâu bọ" - ký sinh trong cơ thể người - Ảnh: Ann-Hanoi
Hoa hồng đỏ Màu đỏ luôn được xem là màu may mắn, xuất hiện trong nhiều vật phẩm như bao lì xì, bùa bình an hay lồng đèn. ... Hoa sen. Hoa sen, quốc hoa của Việt Nam, mang vẻ đẹp thanh khiết và hương thơm nhẹ nhàng, toát lên sự sang trọng. ... Hoa đồng tiền. ... Hoa cúc vàng. ... Hoa huệ trắng.

Ngoài ra, trên bàn thờ dịp tết Đoan ngọ không thể thiếu hoa tươi. Hoa chưng trong dịp tết này không có yêu cầu nghiêm ngặt về chủng loại, màu sắc, mà là các loại hoa dễ tìm thấy ở các chợ và các cửa hàng như hoa sen, hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn...

An Huỳnh (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI