Mãi nhớ “anh ba” Lê Duy Hạnh

04/08/2024 - 17:02

PNO - Ngày 4/8, tại nhà hát Sân khấu Nhỏ 5B, nhiều văn nghệ sĩ, người gắn bó lâu năm với lĩnh vực sân khấu đã tề tựu cùng kỷ niệm 1 năm ngày mất của cố tác giả Lê Duy Hạnh.

Cố tác giả Lê Duy Hạnh
Cố tác giả Lê Duy Hạnh

Lúc sinh thời, mọi người vẫn quen gọi tác giả Lê Duy Hạnh là “anh ba”, “chú ba” và luôn dành tình cảm trân trọng lẫn ngưỡng mộ cho một tác giả lớn lẫn người lèo lái Hội Sân khấu TPHCM suốt 5 nhiệm kỳ (25 năm). Khó mà kể hết được những đóng góp của tác giả Lê Duy Hạnh trong vai trò nhà viết kịch lẫn nhà quản lý đối với sân khấu TPHCM lẫn sân khấu Việt Nam.

Tiến sĩ Hoàng Thị Hạnh - vợ cố tác giả Lê Duy Hạnh - cùng các con cháu cảm ơn mọi người đã luôn nhớ đến tác giả Lê Duy Hạnh để có lễ tưởng niệm ấm cúng hôm nay.
Tiến sĩ Hoàng Thị Hạnh - vợ cố tác giả Lê Duy Hạnh - cùng các con cháu cảm ơn mọi người đã luôn nhớ đến tác giả Lê Duy Hạnh để có lễ tưởng niệm ấm cúng hôm nay

Dễ hiểu khi có mặt tại lễ kỷ niệm 1 năm ngày mất của ông có rất nhiều những cái tên đã và đang góp phần làm nên diện mạo sân khấu nói riêng và văn học nghệ thuật TPHCM nói chung.

Có thể kể đến: tiến sĩ Lê Hồng Liêm (Sáu Liêm) - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin TPHCM, kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học - nghệ thuật TPHCM, nghệ sĩ nhân dân (NSND) Thanh Thúy - Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM Dương Cẩm Thúy, NSND Giang Mạnh Hà - Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM, tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc, soạn giả Hoàng Song Việt cùng các NSND Trần Minh Ngọc, Minh Vương, Kim Xuân, Việt Anh, Hữu Danh, Trịnh Kim Chi, Mỹ Uyên, các NSƯT Thành Lộc, Tuyết Thu, Công Ninh, Cát Tường, Vũ Luân, các nghệ sĩ Quốc Thảo, Thanh Hằng…

Phó Chủ tịch UBND TPHCM
(Từ phải sang) Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy, tiến sĩ Hoàng Thị Hạnh và NSND Mỹ Uyên tại chương trình kỷ niệm 1 năm ngày mất của cố tác giả Lê Duy Hạnh
Từ trái sang: soạn giả Hoàng Song Việt, NSND Minh Vương, NS ƯT Ca Lê Hồng, NSND Trần Minh Ngọc
(Từ trái sang) Soạn giả Hoàng Song Việt, NSND Minh Vương, NSƯT Ca Lê Hồng, NSND Trần Minh Ngọc có mặt tại chương trình từ rất sớm

Mọi người cùng chia sẻ những kỷ niệm và bày tỏ sự tiếc nhớ đối với người đã góp công lớn mở đường cho sân khấu xã hội hóa TPHCM phát triển với sự ra đời của câu lạc bộ sân khấu thể nghiệm 5B - tiền thân của nhà hát Sân khấu Nhỏ, nơi trở thành cái nôi đào tạo và bệ đỡ cho lứa đạo diễn và diễn viên trưởng thành sau ngày đất nước thống nhất.

NSƯT Thành Lộc cho biết, mình có 10 năm gắn bó với sân khấu Nhỏ 5B - một sân khấu đã giới thiệu được nhiều phong cách nghệ thuật mới lạ gây tiếng vang trong đời sống nghệ thuật đương thời - mà được trui rèn và phát triển toàn diện bản thân. Người có công chắp cánh cho những đạo diễn, diễn viên trẻ đó phát huy khả năng chính là cố tác giả Lê Duy Hạnh.

NSND Trần Minh Ngọc và các thế hệ nghệ sĩ kịch nói TPHCM
NSND Trần Minh Ngọc và các thế hệ nghệ sĩ kịch nói TPHCM luôn ghi nhớ dấu ấn của tác giả Lê Duy Hạnh với sân khấu kịch TPHCM
NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM - cho rằng tác giả Lê Duy Hạnh đã mở ra khuynh hướng sáng tác đa không gian, đa thời gian vô cùng độc đáo trên sân khấu Việt Nam. Các bạn trẻ có thể nghiên cứu,
NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM - cho rằng tác giả Lê Duy Hạnh đã mở ra khuynh hướng sáng tác đa không gian, đa thời gian vô cùng độc đáo trên sân khấu Việt Nam. "Các bạn trẻ có thể nghiên cứu, tiếp thu, đúc kết thành bài học trong điều kiện gặp nhiều khó khăn trong sáng tác kịch bản sân khấu hiện nay" - NSND Trần Ngọc Giàu nói
NSND Thanh Thúy khẳng định
NSND Thanh Thúy bày tỏ tình cảm trân trọng về cố tác giả Lê Duy Hạnh

Cùng với đó, việc Hội Sân khấu TPHCM tổ chức giải thưởng Trần Hữu Trang cũng đã giúp củng cố lực lượng và liên tục tìm kiếm, bổ sung nguồn nhân lực kế thừa cho sân khấu cải lương.

2 huy chương vàng giải thưởng Trần Hữu Trang Hoàng Quốc Thanh và Lê Thanh Thảo
2 huy chương vàng giải thưởng Trần Hữu Trang Hoàng Quốc Thanh và Lê Thanh Thảo thể hiện tiết mục Nhớ ơn thầy tưởng nhớ tác giả Lê Duy Hạnh
NS ƯT Vũ Luân và NS ƯT Tâm Tâm - cũng là 2 huy chương vàng giải thưởng Trần Hữu Trang - thể hiện tiết mục Hương trầm quyện chữ
NSƯT Vũ Luân và NSƯT Tâm Tâm - cũng là 2 huy chương vàng giải thưởng Trần Hữu Trang - thể hiện bài ca cổ Hương trầm quyện chữ là sáng tác của tác giả Lê Hoàng Long, con trai tác giả Lê Duy Hạnh, đang nỗ lực nối bước cha

“Tất cả các kịch chủng đều từng dàn dựng kịch bản của tác giả Lê Duy Hạnh. Không chỉ ở lĩnh vực sáng tác hay quản lý, dấu ấn của ông còn để lại ở công tác đào tạo, giáo dục khi các thế hệ sinh viên học đạo diễn, diễn viên đều thường xuyên chọn kịch bản của Lê Duy Hạnh cho các bài tập, bài thi của mình” - NSND Trần Minh Ngọc chia sẻ thêm về dấu ấn Lê Duy Hạnh trong đời sống sân khấu nước nhà.

NSND Trần Minh Ngọc chia sẻ về đóng góp của tác giả Lê Duy Hạnh đối với công tác đào tạo thế hệ nghệ sĩ kế thừa

Nhân kỷ niệm 1 năm ngày mất của tác giả Lê Duy Hạnh, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Hội Sân khấu, Hội Nhà văn TPHCM và gia đình cố tác giả Lê Duy Hạnh đã thực hiện và giới thiệu đến những độc giả yêu sân khấu 2 quyển sách là: Tuyển tập kịch bản cải lương (Nhà Xuất bản Sân khấu thuộc Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam ấn hành) và Lê Duy Hạnh - Miền nhớ: Tuyển tập tác phẩm (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn). 2 tuyển tập giới thiệu 18 kịch bản các thể loại được chọn lọc từ hơn 60 tác phẩm để lại trong sự nghiệp của tác giả Lê Duy Hạnh.

Với những: Tâm sự Ngọc Hân, Miền nhớ (cải lương); Bùi Thị Xuân hồi kết cục, Người cáo, Trời Nam (hát bội); Chuyện lạ, Vua thánh triều Lê (kịch nói); Diễn kịch một mình, Hoàng hậu của 2 vua (kịch 1 nhân vật)…, 2 tuyển tập này sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho người làm sân khấu, nhất là các sinh viên, học viên ngành sân khấu. Đặc biệt là nguồn tham khảo quý giá cho công tác biên kịch hiện nay.

Đông A

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI