Mai Linh nhập cuộc xe ôm công nghệ, các hãng taxi tên tuổi khác thì sao?

20/11/2017 - 10:58

PNO - “Xe ôm công nghệ” – một khái niệm do Grab khai phá tại Việt Nam và sau đó Uber đua theo với UberMOTO, trên thực tế là một chiếc bánh béo bở nhưng lại tránh được “điều tiếng” là cạnh tranh không lành mạnh.

Thị trường chia ba…

Nếu phân chia theo phương thức đặt xe, thì thị trường xe ôm hiện chia hai: Xe ôm công nghệ và xe ôm truyền thống. Nhưng nếu chia theo sự cạnh tranh, thì có ba “thế lực”: GrabBike, UberMOTO và xe ôm truyền thống. Và tất nhiên ngay từ khi khai sinh, xe ôm công nghệ đã và đang dần lấy đi thị phần của xe ôm truyền thống tại các thành phố lớn mà nó hiện diện.

Việc xe ôm công nghệ lấy đi thị phần xe ôm truyền thống, ngoài những cuộc va chạm và hành hung, thì nhìn chung ít gặp những rào cản hay phản kháng dữ dội ở các góc độ khác như các công ty taxi truyền thống hay Hiệp hội taxi đã thể hiện.

Mai Linh nhap cuoc xe om cong nghe, cac hang taxi ten tuoi khac thi sao?
Xe ôm công nghệ đã và đang lấy đi thị phần của xe ôm truyền thống tại các thành phố lớn mà nó hiện diện.

Tất nhiên, doanh thu từ mảng taxi của Grab hay Uber lớn hơn mảng xe ôm nhiều, nhưng không có nghĩa là doanh thu từ mảng xe ôm là nhỏ. Chỉ riêng Grab, với vài chục ngàn tài xế GrabBike tại Hà Nội và TPHCM. Lực lượng này cũng đảm nhận cả dịch vụ chuyển hàng nhanh, doanh thu bình quân nếu tính khoảng 100.000 đồng/người (được cho là mức bình quân thấp nhất), thì mỗi ngày doanh thu mang lại vài tỉ đồng, và mỗi năm có thể lên đến hàng ngàn tỉ đồng.

Đó là chưa tính dịch vụ của UberMOTO, và còn nữa là thị phần xe ôm truyền thống. Nếu một khi dịch vụ xe ôm công nghệ được mở cửa cho hoạt động ở tất cả các tỉnh thành, thì tổng doanh thu mỗi ngày có thể lên đến hàng chục tỉ đồng. Một thị trường như thế mà hiện mới chỉ có hai thương hiệu đến từ nước ngoài khai thác.

Thêm MaiLinh Bike, thêm lựa chọn cho tài xế và khách hàng

Công ty taxi Mai Linh chính thức cung cấp dịch vụ taxi công nghệ từ hôm nay (20/11/2017). Đến nay, đã có khoảng hơn 30.000 tài xế xe ôm đăng kí tham gia mạng lưới MaiLinh Bike khi Công ty tung ra chiêu trong vòng 2 tháng đầu sẽ không yêu cầu tài xế chia sẻ chiết khấu, và sau đó mức chiết khấu chỉ 15%, thấp hơn so với GrabBike hiện nay là 20% và UberMOTO là 25%.

Mai Linh nhập cuộc xe ôm công nghệ, vậy các hãng taxi truyền thống khác đã có tên tuổi thì sao? Có thể sẽ kéo theo một tác động dây chuyền, tạo ra một thị trường xe ôm công nghệ cạnh tranh mạnh mẽ hơn, làm thay đổi bộ mặt một cách nhanh chóng hơn, và xe ôm truyền thống đang đến gần hơn bao giờ hết ngày… thất bát.

Tất nhiên, chỗ nào có lợi thì tài xế sẽ đổ về, và dịch vụ nào rẻ hơn thì cũng có thể hấp dẫn khách hàng. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là thương hiệu.

Lâu nay, Mai Linh chỉ nổi tiếng ở mảng vận chuyển hành khách bằng ô tô chứ chưa tham gia thị trường xe ôm, chính vì thế về thương hiệu MaiLinh Bike có cách biệt so với GrabBike và UberMOTO.

Tuy nhiên, Mai Linh cũng có ít nhiều kinh nghiệm trong ngành, uy tín trong ngành taxi cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho ngành dịch vụ mới là xe ôm công nghệ.

Trước đây, khi Grab dần chiếm ưu thế hơn Uber tại Việt Nam ở mảng ô tô thì Uber khai trương dịch vụ xe ôm để mở rộng mặt trận cạnh tranh lại, và cũng là cách khiến Grab bận bịu hơn và tốn nhiều tâm trí hơn cho việc điều hành cạnh tranh. 

Bây giờ Mai Linh đang dùng đúng chiêu này, đồng thời cũng khai trương một dịch vụ hoàn toàn mới mà dư địa để lấy thị phần còn khá lớn. Một mũi tên nhắm tới nhiều đích. Chiếc bánh vài ngàn tỉ đồng của thị trường xe ôm công nghệ sẽ còn nở ra nữa khi thị phần của xe ôm truyền thống còn tiếp tục bị thu hẹp trong tương lai, thì tại sao Mai Linh lại không thể kiếm được một thị phần khá khẳm ở đây?

Có thể thấy rất rõ, mức chiết khấu 0% trong 2 tháng đầu tài xế xe ôm tham gia mạng lưới MaiLinh Bike cũng là một cách “phá” GrabBike và UberMOTO. Chúng ta còn cần chờ xem mức giá cước của MaiLinh Bike là như thế nào để xem mức độ “phá” đối thủ đến đâu. 

Mai Linh nhap cuoc xe om cong nghe, cac hang taxi ten tuoi khac thi sao?
Có thể thấy rất rõ, mức chiết khấu 0% trong 2 tháng đầu tài xế xe ôm tham gia mạng lưới MaiLinh Bike cũng là một cách “phá” GrabBike và UberMOTO.

Đủ thấy, trong giai đoạn đầu, Mai Linh có nhiều tính toán: Hi sinh lợi nhuận, thậm chí bù lỗ để giành tài xế, khách hàng đồng thời tạo dựng thương hiệu, uy tín ở mảng xe ôm. Và trên thực tế, đó chính là sự cạnh tranh rõ rệt, sự “phá” thế của GrabBike và UberMOTO chứ còn gì nữa?

Mai Linh nhập cuộc xe ôm công nghệ, vậy các hãng taxi truyền thống khác đã có tên tuổi thì sao? Có thể sẽ kéo theo một tác động dây chuyền, tạo ra một thị trường xe ôm công nghệ cạnh tranh mạnh mẽ hơn, làm thay đổi bộ mặt một cách nhanh chóng hơn, và xe ôm truyền thống đang đến gần hơn bao giờ hết ngày… thất bát.

Tuy nhiên đó cũng chưa phải là kết câu chuyện. Trên thực tế hiện nay GrabBike, UberMOTO, hay mới nhất là MaiLinh Bike, cũng sẽ lấy đi một phần thị phần của taxi vì tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, tình trạng ùn tắc giao thông trầm trọng khiến nhiều người chuyển sang dịch vụ xe ôm để tránh bị trễ giờ làm, giờ ra bến xe, sân bay…

Thụy Du

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI