Mái ấm tình người

04/10/2014 - 13:00

PNO - PN - Căn trọ nhỏ nằm trong hẻm 144 (Trần Hưng Đạo, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM) hơn 5 năm nay là chỗ trú ngụ của bảy mảnh đời bất hạnh. Họ nương tựa, nâng đỡ nhau mưu sinh nơi xứ lạ quê người.

edf40wrjww2tblPage:Content

Mái ám tình nguòi

Anh Hùng đang kiểm lại vé số trước khi giao cho người bán dạo

Ông chủ “tí hon”

Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những chiếc xe lăn, lắc tay dựng sát hai bên đường đi vào hẻm. Người đàn ông nhỏ bé, cao chưa đầy một mét với nụ cười luôn sẵn trên môi niềm nở ra đón khách. Anh là Trần Văn Hùng (27 tuổi), chủ đại lý vé số, tạo công ăn việc làm cho hơn mười người khuyết tật.

Sinh ra trong gia đình năm anh chị em, năm bốn tuổi anh Hùng bị một cơn sốt ảnh hưởng nặng đến sức khỏe. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện y tế khi ấy còn lạc hậu, ba mẹ đưa anh đến bệnh viện, các bác sĩ đều lắc đầu, không tìm ra bệnh. Từ đó đôi chân anh yếu dần, không đi được, cơ thể cũng chậm phát triển theo. Nhớ lại tuổi thơ nhọc nhằn, giọng anh Hùng chùng xuống: “Nhà nghèo không được đến trường nên suốt ngày tôi chỉ quanh quẩn trong nhà. Học chữ, làm toán đều là do anh chị đi học về rồi dạy lại. Tôi thường hay tủi thân, chán nản. Không muốn làm gánh nặng của cha mẹ, năm 13 tuổi, tôi quyết định theo anh trai vào TP.HCM bán vé số dạo”.

Những ngày đầu, anh trai lấy xe đạp chở Hùng rong ruổi khắp các ngả đường mời chào vé số. Nhưng chỉ được một năm, gia đình có việc, anh trai phải về quê sống. Từ đó, cậu bé Hùng một mình vất vả mưu sinh nơi xứ lạ. Chỉ vào hai chân teo tóp, anh Hùng cười buồn: “Xương của tôi rất giòn, mỗi lần va quẹt xe là gãy. Hai cái chân này gãy bốn-năm lần rồi đó”.

Chứng kiến những người khuyết tật như mình vất vả đi lấy vé số, anh Hùng nảy ra sáng kiến tập hợp những người cùng cảnh ngộ ở chung một nhà trọ. Anh vay mượn, gom góp được hơn 70 triệu đồng tiền vốn, sau đó lấy vé số ở công ty và trực tiếp chia lại cho mọi người. “Chủ yếu khách mối là những bạn bè thân quen. Buổi tối tôi còn tranh thủ đi bán vé số thêm mới có tiền trang trải”. Anh thuê nhà nguyên căn bảy triệu đồng/tháng, bao cơm nước cho các anh chị khuyết tật. Không dám chi tiêu cho bản thân, có được ít tiền anh đều gom góp gửi về quê lo cho mẹ già 60 tuổi và phụ giúp nuôi người em gái cũng bị khuyết tật như anh đi học.

Mái ám tình nguòi

Cô Linh chuẩn bị đi bán vé số

Nương tựa nhau

Nhắc đến anh Hùng, chị Võ Thị Phượng (47 tuổi, quê Phú Yên) tỏ ra cảm kích. Chị thật thà: “Trước đây lấy vé số của những đại lý khác, họ không cho lấy thiếu. Khi mình đau bệnh họ cũng mặc kệ, không quan tâm. Còn chú Hùng thì khác. Chú coi anh chị em chúng tôi như ruột thịt trong nhà”.

Năm 5 tuổi chị Phượng bị sốt bại liệt, kể từ đó đôi chân chị vĩnh viễn tàn tật. Mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo nên chị Phượng càng muốn kiếm tiền, sống tự lập. 30 tuổi, chị theo người quen vào TP.HCM, bán vé số dạo. Những ngày đầu chưa có xe lắc, chị phải thuê người chở xe đạp đi bán dạo khắp nơi. Tiền lời kiếm được chia cho người chở một nửa. Từ khi mua được chiếc xe lắc, chị không phải thuê mướn người nữa. “Sợ nhất là mùa mưa, nước ngập. Có bữa vấp trúng ổ gà, xe lộn nhào, nằm lăn ra đường, quần áo, vé số ướt nhẹp, may là có người đi đường đỡ dậy”, chị Phượng nhớ lại những lần gặp nạn trên đường.

Khi hỏi đến việc lập gia đình, chị Phượng bộc bạch: “Ngày đôi mươi cũng có yêu một anh gần nhà. Nhưng thấy cơ thể tôi khiếm khuyết nên gia đình anh phản đối kịch liệt. Không muốn làm gánh nặng cho anh, tôi khuyên người ta đi lấy vợ. Từ đó, tôi cũng không nghĩ đến việc lập gia đình nữa”.

Chung cảnh ngộ như chị Phượng, cô Linh (55 tuổi) bước đi khập khiễng. Sau cơn sốt bại liệt, cô quanh quẩn ở nhà. Khi mẹ mất, cha già yếu, cô Linh quyết định đi làm kiếm tiền lo cho cha. Từ những ngày đầu chưa biết buôn bán, cô được những người bạn cùng cảnh ngộ hướng dẫn, chỉ bảo tận tình. Nhìn chị Phượng, cô Linh cười tủm tỉm: “Trước ở bên kia khổ lắm, đau ốm gì tôi cũng nằm chèo queo một mình. May gặp nhỏ Phượng, nó biểu về ở với em. Giờ ở đây đông vui, có chị có em, rau cháo qua ngày, đau bệnh có người chăm sóc, đỡ cô quạnh”.

Khi hỏi đến tình duyên của cô Linh, mọi người trong nhà trọ cười rần rần. Anh Hùng trêu đùa: “Bữa có ông thương quá trời mà cổ chê, đuổi đi rồi”. Cô Linh đỏ mặt, ngại ngùng: “Đâu phải, tại mình chưa gặp duyên”.

Mỗi lần đi bán vé số chạy xe bị té ngã, cô Linh lại giúp chị Phượng xức dầu, xoa bóp vết thương. Ngược lại, những khi cô Linh bán ế, bị lừa mất vé số, những người như anh Hùng, chị Phượng lại nhiệt tình giúp cô ít tiền “quay đầu vốn”. Họ không mong gì hơn ngoài việc có một căn nhà chung nho nhỏ để chị em cùng hoàn cảnh trú ngụ, chăm sóc nương tựa nhau.

 Nguyễn Nga

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • “Người thứ ba”

    “Người thứ ba”

    20-12-2024 10:00

    Thế nhưng, cũng chính vì quá thân, cộng với suy nghĩ “thân thì không cần giữ kẽ”, chị thường xuyên làm chúng tôi khó xử.

  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.