Thế nhưng đã bao giờ mẹ tự hỏi tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ? Mời mẹ cùng tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân khiến bé nôn trớ, từ đó tìm ra biện pháp hữu hiệu cho bé yêu nhé.
1. Nôn trớ là gì?
Mặc dù thường được kết hợp để mô tả hiện tượng thức ăn từ dạ dày được đưa ngược qua thực quản và ra ngoài miệng, nôn và trớ thực chất là hai hành động khác nhau. Nôn là hiện tượng dạ dày đẩy mạnh các chất chứa trong nó ra ngoài với sự tham gia của nhiều cơ ở bụng, ngực và vùng hầu họng. Còn trớ thường xảy ra bất ngờ mà không cần sự tham gia của nhiều cơ quan. Nôn trớ đều thường xảy ra mỗi khi bé dưới một tuổi vừa ăn xong hay vặn người.
|
Nôn trớ thường xảy ra khi các bé vừa ăn no hoặc vặn người |
2. Tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ?
Khoảng 60% trường hợp nôn trớ ở các bé dưới một tuổi đến từ nguyên nhân sinh lý. Khi bị nôn trớ sinh lý, bé thường không nôn trớ nhiều và chỉ nôn ra thức ăn lỏng. Bé vẫn vui vẻ sau khi trớ và sẵn sàng cho cữ bú kế tiếp, đồng thời sự phát triển về thể chất và tinh thần của bé vẫn tiến triển bình thường.
Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ sinh lý là do trong năm đầu, các cơ quan của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Lúc này, dạ dày của bé vẫn còn nằm ngang, cơ thắt dưới thực quản thường xuyên mở ra, thể tích dạ dày nhỏ dễ bị “quá tải”. Bên cạnh đó, thời gian bé nằm chiếm hầu hết trong ngày, thức ăn bé nạp vào lại ở thể lỏng nên dễ ứ đọng lâu trong dạ dày làm bé bị nôn trớ, nhất là mỗi khi bé ho, vặn mình hoặc bú quá no. Tuy nôn trớ sinh lý là hiện tượng bình thường và không quá nghiêm trọng, nhưng nếu kéo dài vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hệ tiêu hóa của bé.
Ngoài ra, nôn trớ cũng có thể đến từ nguyên nhân bệnh lý như hệ tiêu hóa của bé gặp bất thường, chẳng hạn viêm ruột, tắc ruột… do bẩm sinh, do tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng hay do các bệnh lý về chuyển hoá... Nôn trớ bệnh lý thường khiến bé kiệt sức, dẫn đến bỏ bú. Vì vậy, bé cần được mẹ đưa đến bác sĩ để điều trị, tránh để tình trạng bệnh lý kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé.
|
Hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh trong năm đầu là một trong những nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ |
3. Mẹ làm sao để giúp bé giảm nôn trớ?
Thay đổi khẩu phần ăn của bé chính là một trong những cách đơn giản nhất để giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu bé đã biết ăn dặm, phần ăn của bé cần được chia nhỏ để vừa đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết, vừa giúp bé tránh được tình trạng ăn quá no dẫn đến nôn trớ. Đồng thời, mẹ cần lựa chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, ít chất xơ như lòng đỏ trứng gà, rau mùng tơi, giá đỗ, rau chân vịt, khoai lang… và tập cho bé ăn hoa quả để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Mỗi khi bé nôn trớ quá nhiều, mẹ hãy cho bé uống thật nhiều nước để bù lại lượng nước vừa mất, kết hợp với chế biến thức ăn đặc hơn và cho bé ăn bằng thìa.
Nếu bé vẫn còn bú, mẹ chỉ nên cho bé bú mỗi cữ một bên vú, cữ sau nên đổi bên còn lại. Nếu bé phải bú hai bên mới đủ, mẹ hãy cho bé bú bên trái trước, sau đó mới chuyển sang phải để sữa dễ dàng xuống dạ dày mà không trào ngược ra ngoài. Song song đó, mẹ cần lưu ý thời gian cho bé bú không nên để quá 20 phút và cũng không để bé nằm bú để tránh khiến bé dễ bị sặc và trớ sữa hơn. Nếu bé bú bình, mẹ nhớ lưu ý để sữa ngập núm vú bình, ngăn bé nuốt không khí vào dạ dày. Sau khi bé bú xong, mẹ hãy vỗ nhẹ lưng và bế thẳng đứng để bé giảm trớ.
4. Cơ chế "làm sánh sữa" là gì?
Các cách chữa trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở trên chỉ có thể ngăn ngừa ngay tại thời điểm bé ăn chứ không thể khắc phục lâu dài. Vì thế, để giải quyết tình trạng triệt để vấn đề các trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa, mẹ cần tìm một phương pháp khác và đó chính là cơ chế “làm sánh sữa”.
"Làm sánh sữa" hoạt động theo nguyên tắc sử dụng tinh bột tinh chế “đặc biệt” không biến đổi trong môi trường thường, nhưng sẽ “nở” ra khi gặp acid trong dạ dày của bé, từ đó, sữa sẽ được lưu lại trong dạ dày lâu hơn, hạn chế trào ngược sau khi trẻ ăn. Những loại sản phẩm dinh dưỡng đặc chế cho trẻ nôn trớ trào ngược cũng đã áp dụng cơ chế này.
|
Với nguyên tắc dùng tinh bột tinh chế để thay đổi độ đặc của sữa, cơ chế “Làm sánh sữa” sẽ giúp sữa lưu lại trong dạ dày bé lâu hơn, từ đó giảm tình trạng nôn thức ăn ra ngoài |
5. Tính hiệu quả của cơ chế “Làm sánh sữa”
Đây là cơ chế tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn của Codex*, nghĩa là khi được sử dụng trong các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nôn trớ, lượng tinh bột không vượt quá 2 g/100 ml nên mẹ có thể yên tâm lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng áp dụng cơ chế này sẽ an toàn và hiệu quả trong việc giúp bé giảm nôn trớ. Hơn nữa, sản phẩm dinh dưỡng cho bé nôn trớ còn bổ sung một số thành phần quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé như: hệ chất xơ hòa tan prebiotic GOS: FOS & men vi sinh probiotic Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa; các dưỡng chất DHA, ARA, Lutein hỗ trợ phát triển trí não; Nucleotide giúp tăng hệ miễn dịch.
Vậy là mẹ đã hiểu nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ rồi đúng không nào? Với cơ chế làm sánh sữa kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn hợp lý cho bé yêu, mẹ sẽ không còn phải lo lắng bé bị nôn trớ dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, kéo theo các hậu quả nghiêm trọng như bé biếng ăn, suy dinh dưỡng. Chúc bé yêu của mẹ luôn bú ngoan, khỏe mạnh và khôn lớn từng ngày nhé!
(*)http://hethongphapluatvietnam.net/tieu-chuan-quoc-gia-tcvn-7108-2008-codex-stan-72-1981-rev-1-2007-ve-thuc-an-theo-cong-thuc-danh-cho-tre-so-sinh-va-thuc-an-theo-cong-thuc-voi-cac-muc-dich-y-te-dac-biet-danh-cho-tre-so-sinh.html
Source:
http://viendinhduong.vn/news/vi/965/55/gioi-thieu-mot-so-cach-xu-ly-non-tro-cho-tre.aspx
https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/bai-viet/giup-me-phan-biet-non-tro-binh-thuong-va-bat-thuong-o-be/
https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/bai-viet/the-nao-la-non-tro-va-nguyen-nhan/