Mặc quần dày và chật cũng có thể gây viêm âm đạo

22/10/2024 - 16:38

PNO - Tỉ lệ phụ nữ nhiễm viêm âm đạo ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng tăng cao. Nguyên nhân có rất nhiều, không loại trừ thói quen sinh hoạt hàng ngày như việc mặc quần dày và quá chật cũng có thể làm viêm nhiễm âm đạo.

Chị em phụ nữ nên khám phụ khoa mỗi 6 tháng/lần để được tư vấn sức khỏe sinh sản, sức khỏe phụ khoa - Ảnh: Hệ thống Y tế 315
Chị em phụ nữ nên khám phụ khoa mỗi 6 tháng/lần để được tư vấn sức khỏe sinh sản, sức khỏe phụ khoa - Ảnh: Hệ thống Y tế 315

Tỉ lệ viêm âm đạo ở phụ nữ độ tuổi sinh sản ngày càng tăng cao

Bình thường, trong âm đạo tồn tại chủng vi khuẩn thường trú không gây bệnh và giúp bảo vệ khỏi nhiễm trùng. Khi môi trường pH âm đạo thay đổi hoặc âm đạo có trầy xước sẽ tạo điều kiện phát triển vi khuẩn, trùng roi hoặc vi nấm gây bệnh. Viêm âm đạo nhiễm khuẩn (BV: Bacterial Vaginosis) là nguyên nhân chủ yếu gây huyết trắng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15-49) với tần suất khoảng 23-29%, trong suốt cuộc đời người phụ nữ thì có ít nhất một lần viêm âm đạo.

BS.CK2 Nguyễn Văn Thắng - Trưởng phòng khám Phụ sản 315 chi nhánh Cà Mau - Ảnh: Hệ thống Y tế 315
BS.CK2 Nguyễn Văn Thắng - Trưởng phòng khám Phụ sản 315 chi nhánh Cà Mau - Ảnh: Hệ thống Y tế 315

Theo BS.CK2 Nguyễn Văn Thắng - Trưởng phòng khám Phụ Sản 315 chi nhánh Cà Mau: “Hiện nay phụ nữ Việt Nam có tỉ lệ viêm nhiễm âm đạo đang cao hơn thế giới, thay đổi theo vùng miền, nhóm người và theo nghiên cứu khác nhau. Đối với nghiên cứu của Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM vào năm 2024, tỉ lệ là 44,7%; đối với Đại học Y Dược Cần Thơ theo nghiên cứu năm 2023, tỉ lệ 35,5%; còn theo Đại học Y Huế, tỉ lệ năm 2016 là 37,6%”.

Viêm âm đạo cấp (acute vaginitis) thường có triệu chứng rầm rộ, gây khó chịu nên thường được chị em phụ nữ quan tâm và đến thăm khám để điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp, triệu chứng không rõ ràng nên dễ bỏ qua hoặc xem nhẹ cho đến khi có những đợt bùng phát, những trường hợp này thường hiệu quả điều trị không cao và dễ tái phát, đặc biệt ở người tiểu đường và suy giảm miễn dịch.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị viêm âm đạo nhiễm trùng do quan hệ tình dục không an toàn sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs) và HIV cho bạn tình; và nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ đối với phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo

Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo, trong đó việc thay đổi môi trường pH âm đạo thường diễn ra đối với phụ nữ mang thai, thay đổi theo chu kỳ kinh (sắp đến hành kinh hoặc vừa sạch kinh), giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ mãn kinh, đang đặt vòng tránh thai…

Đa phần viêm âm đạo do vệ sinh kinh nguyệt và vệ sinh giao hợp không tốt, chị em phụ nữ làm việc liên tục trong môi trường có độ ẩm cao, điều kiện vệ sinh phụ nữ trong ngày bị hạn chế.

Đặc biệt, có những nguyên nhân đến từ thói quen mặc quần dày và chật, thời gian mặc lâu trong ngày cũng gây viêm nhiễm khi kèm theo thời tiết nóng bức, ẩm ướt.

Thói quen thụt rửa âm đạo và sử dụng kháng sinh kéo dài. Đôi khi do đặt thuốc âm đạo kéo dài làm tiêu diệt vi khuẩn thường trú có tính bảo vệ ở âm đạo, tạo điều kiện phát triển vi khuẩn, trùng roi và vi nấm gây bệnh.

Việc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính diệt khuẩn cao, các dung dịch dân gian như nước phèn, nước muối, nước vôi vì nhầm tưởng là sạch sẽ nhưng đôi khi lại làm dễ viêm nhiễm hơn.

Tại Hệ thống Y tế Phụ sản 315, chị em phụ nữ có thể tham gia các gói sản phẩm khám định kỳ nhằm kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Tại Hệ thống Y tế Phụ sản 315, chị em phụ nữ có thể tham gia các gói sản phẩm khám định kỳ nhằm kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Theo BS Nguyễn Văn Thắng: “Tại Hệ thống Y tế Phụ sản 315, các bác sĩ sẽ cho tiến hành chẩn đoán lâm sàng, soi tươi khí hư, cấy dịch âm đạo, nhuộm gram (gram stain), và dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán Nugent và Ansel… kiểm tra và xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp với từng người. Không nên tự mua thuốc về đặt hoặc uống khi chưa xác định chính xác nguyên nhân…”.

Triệu chứng viêm âm đạo

Triệu chứng viêm âm đạo có biểu hiện huyết trắng âm đạo (vaginal leukorrhea/discharge) nhiều hơn bình thường, đục hoặc ngả vàng, hoặc vàng xanh, đôi khi có váng hoặc vón cục, trường hợp nặng hoặc nhiễm lậu cầu thì huyết trắng âm đạo giống như mủ, có mùi hôi.

Khi xuất hiện thêm các triệu chứng ngứa, nóng rát, đau khi giao hợp, tiểu gắt buốt, đôi khi dịch âm đạo ngả màu hồng hoặc có những chấm đỏ như máu… phải đi khám ngay.

Cho dù chị em phụ nữ không có dấu hiệu gì cũng phải thường xuyên khám phụ khoa định kỳ đều đặn vì ngoài việc dự phòng viêm âm đạo, còn giúp tầm soát ung thư cổ tử cung.

Vì sao phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ

Khi khám phụ khoa định kỳ, các bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá các cơ quan như: tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, âm đạo... Nhiều bệnh lý phụ khoa chỉ được phát hiện qua thăm khám định kỳ. Nếu đợi khi có triệu chứng mới đi khám, khi đó tình trạng bệnh có thể đã tiến triển phức tạp khó điều trị, tốn kém hoặc đến quá trễ, quá khả năng điều trị.

Ngoài ra, từ việc khám phụ khoa có thể phát hiện sớm các dị dạng hoặc rối loạn chức năng có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con (tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn…).

Chị em phụ nữ nên khám phụ khoa mỗi 6 tháng/lần để được tư vấn sức khỏe sinh sản, sức khỏe phụ khoa... Tuy nhiên, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường thì cần khám phụ khoa ngay lập tức.

Tại Hệ thống Y tế Phụ sản 315, chị em phụ nữ có thể tham gia các gói sản phẩm khám định kỳ nhằm kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Hệ thống Y tế 315:

Hotline: 0901.315.315

- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health

- Hệ thống Y tế Phụ sản 315 - https://www.phusan315.com/

- Hệ thống Y tế Nhi đồng 315 - https://www.nhidong315.com/

- Hệ thống Y tế Tiêm chủng nhi 315 - https://www.tiemchungnhi315.com/

- Hệ thống Y tế Mắt 315 - https://www.mat315.com/

- Hệ thống Y tế Tim Mạch - Tiểu đường 315 - https://www.timmachtieuduong315.com/

Châu Khoa

Nguồn: Hệ thống Y tế 315

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI