Mắc kẹt giữa trách nhiệm nuôi con và nuôi cha mẹ

14/10/2024 - 06:37

PNO - Họ buồn nhất không là việc phải gửi tiền về quê, mà là sự “bất công” trong cách mà cha mẹ “trói buộc” các con vào chữ trách nhiệm.

Quang và Thu, như bao đôi vợ chồng trẻ khác trong xã hội hiện đại - phải đối diện với rất nhiều áp lực. Khi mới kết hôn, họ tràn đầy hy vọng về một tương lai tươi sáng, với những dự định như mua nhà, nuôi con cái trong điều kiện tốt nhất, và một ngày nào đó có thể lo cho cha mẹ khi họ già.

Thực tế nhiều năm nay, căn hộ nhỏ họ đang thuê nằm trong một con hẻm chật chội, nơi tiếng ồn và không gian hạn chế khiến cuộc sống trở nên bức bối. Quang mỗi sáng phải đi làm sớm, trải qua những giờ làm việc căng thẳng trong môi trường đầy áp lực. Trong lòng anh luôn canh cánh nỗi lo không may mất việc, họ sẽ không còn khả năng trả tiền thuê nhà, mua sữa và thuốc cho con, hay gửi tiền về cho cha mẹ.

Ảnh minh họa: Shutterstock
Ảnh minh họa: Shutterstock

Thu ở nhà toàn tâm toàn ý chăm sóc cậu con trai 3 tuổi yếu ớt, nay ốm mai đau, chiều tối dạy kèm mấy đứa trẻ gần nhà để có đồng ra đồng vào chợ búa; song không tránh khỏi cảm giác lo âu và gánh nặng tâm lý.

Cô thường thấy mình bị mắc kẹt giữa trách nhiệm làm mẹ và khát khao được tự do phát triển sự nghiệp của bản thân. Mỗi ngày, nhìn bạn bè chia sẻ lên mạng xã hội những hình ảnh làm việc hay những chuyến du lịch xa hoa, Thu thấy rõ mình đang tụt hậu. Dù yêu thương con và sẵn lòng hi sinh vì gia đình, nhưng cô không thể phủ nhận cảm giác thất vọng khi không có cơ hội trở lại làm việc, góp phần giúp kinh tế gia đình bớt eo hẹp.

Trong mỗi bữa tiệc gia đình hay họp mặt bạn bè, Quang và Thu còn phải đối mặt với những câu hỏi “Bao giờ mua nhà?”, “Đã chọn trường nào cho con chưa?”, rồi “Kế hoạch tài chính cho tương lai đã chuẩn bị đến đâu?”. Những câu hỏi này không chỉ khiến họ thấy thiếu thốn về vật chất, mà còn cảm nhận rõ sự bất lực trước tương lai.

Thêm vào đó, vấn đề gia đình lớn từ quê nhà càng khiến vợ chồng họ căng thẳng. Cha mẹ Quang, sau nhiều năm làm nông đã quyết định không tiếp tục lao động nữa dù sức khỏe của họ vẫn cho phép. Họ cho rằng đã đến lúc các con phải báo đáp. Họ yêu cầu vợ chồng Quang hoặc về quê phụng dưỡng cha mẹ, hoặc gửi tiền nuôi dưỡng hàng tháng.

Yêu cầu của cha mẹ không chỉ là gánh nặng tài chính mà còn tạo áp lực về đạo đức. Quang luôn hiểu chăm sóc cha mẹ là bổn phận, nhưng với thu nhập hiện tại, việc vừa lo cho con cái, vừa lo cho cha mẹ là điều không hề dễ dàng.

Mỗi tháng, khi ngồi tính toán chi phí, anh phải cân nhắc kỹ lưỡng. Tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt, tiền dành cho con, và cuối cùng là tiền gửi về quê. Có những tháng, thu nhập của Quang và công sá của Thu không đủ để trang trải, anh phải vay mượn hoặc tìm cách làm thêm để bù đắp. Những áp lực này khiến vợ chồng họ thường xuyên cãi vã, dù cả 2 đều biết rằng đó là điều chẳng ai mong muốn.

Họ thấy bị mắc kẹt giữa trách nhiệm gia đình và những áp lực từ xã hội.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Thu không ngờ rằng, ngoài gia đình mình, gia đình của Cúc, cô bạn thân từ thời đại học cũng đang gặp phải tình cảnh tương tự. Một lần, trong lúc tâm sự về áp lực cuộc sống, Thu vô tình chia sẻ về ấm ức với cha mẹ chồng ở quê; Cúc nghe xong thở dài, rồi bắt đầu kể về câu chuyện của gia đình mình, gần như giống hệt.

Vợ chồng Cúc cũng đang ở nhà thuê, cũng đang vật lộn với cuộc sống tại thành phố. Tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt và nuôi hai con nhỏ đã chiếm gần hết thu nhập hàng tháng. Cha mẹ của Cúc mới ngoài 50 tuổi như cha mẹ chồng của Thu, vẫn còn sức khỏe và có đất đai để làm nông, nhưng họ cũng quyết định ngừng lao động. Họ cho rằng sau bao nhiêu năm vất vả, đã đến lúc con cái phải lo cho họ.

Cúc là con gái, nói chuyện với cha mẹ ruột dễ hơn Thu nói chuyện với cha mẹ chồng. Nhưng cả 2 đều vấp phải đá tảng là quan niệm cổ hủ, chẳng thể nào lay chuyển được ý nghĩ của cha mẹ. Mà nào có nặng nề gì, vợ chồng Thu, vợ chồng Cúc chỉ mong họ còn sức khỏe thì hãy tự chủ, thay vì dựa dẫm vào những đứa con vẫn đang ngày ngày phải bươn chải với cuộc sống. Chưa kể, lao động nhẹ nhàng còn là cách để họ rèn luyện sức khỏe.

Cả Thu và Cúc đều hiểu trong xã hội hiện đại, nhiều người trẻ xuất thân từ quê như họ không chỉ gánh vác cuộc sống của mình mà còn phải đối diện với áp lực từ phía cha mẹ, những người khư khư giữ quan niệm đã nuôi con cái ăn học thì khi con cái đủ lông đủ cánh là phải lo cha mẹ về tài chính.

Điều khiến Thu và Cúc buồn nhất không là việc phải gửi tiền về quê, mà là sự “bất công” trong cách mà cha mẹ “trói buộc” các con vào chữ trách nhiệm.

Thu và Cúc ngồi lặng lẽ. Việc nhận ra mình không đơn độc như liều thuốc giúp họ xoa dịu những gánh nặng, áp lực, lo toan. Nhưng họ cũng biết tương lai còn không ít khó khăn đang chờ. Dù muốn hay không, họ vẫn phải tiếp tục “cuộc chiến” này, “cuộc chiến” giữa trách nhiệm làm cha mẹ và nghĩa vụ làm con.

Tuệ Tâm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Bước qua khủng hoảng ly hôn

    Bước qua khủng hoảng ly hôn

    11-10-2024 06:18

    Khủng hoảng ly hôn là một giai đoạn không hề dễ dàng. Tùy theo cách cuộc hôn nhân kết thúc, mức độ khủng hoảng cũng khác nhau.

  • Chống ngán "ngôn ngữ cơ thể" cho chồng

    Chống ngán "ngôn ngữ cơ thể" cho chồng

    10-10-2024 22:00

    Nếu hứng thú, vợ chồng bạn có thể tham khảo “kho” ngôn ngữ cơ thể trên các trang mạng.

  • Khi nào lấy tiền tiết kiệm ra tiêu?

    Khi nào lấy tiền tiết kiệm ra tiêu?

    10-10-2024 13:24

    Không thiếu những người thu nhập ngất ngưởng, nhưng không biết quản lý tiền nên vẫn lao đao thiếu thốn...

  • Ở vậy nuôi con hay đi bước nữa?

    Ở vậy nuôi con hay đi bước nữa?

    10-10-2024 06:25

    Muốn tìm hạnh phúc cho riêng mình, nhưng nhiều người sợ đi bước nữa sẽ ảnh hưởng đến con.

  • Chẳng có gì là vụn vặt

    Chẳng có gì là vụn vặt

    09-10-2024 06:34

    Đàn ông giỏi làm ra tiền nhưng chi tiêu vung tay thì tiền cũng tìm cách chạy qua túi người khác, vợ con chẳng được nhờ.

  • "Lột xác" vì sợ mất chồng

    "Lột xác" vì sợ mất chồng

    08-10-2024 19:20

    Nguyên nhân sâu xa của sự “lột xác” là do Duyên sợ mất chồng. "Nếu mình không thay đổi, anh ấy sẽ đi tìm những quan hệ ngoài luồng”, Duyên thành thật.

  • Sau cơn say nắng

    Sau cơn say nắng

    08-10-2024 13:11

    Chiều muộn, anh vẫn nán lại nhìn Quỳnh, trong khi ở nhà, vợ anh đang chờ chồng về ăn cơm.

  • 2 cây vàng của má

    2 cây vàng của má

    08-10-2024 07:16

    Bà cho tôi thời hạn 2 năm. Trong 2 năm đó, bà sẽ can thiệp để chồng không ép gả con cho ai khác...

  • Mẹ đã về với ba

    Mẹ đã về với ba

    07-10-2024 17:35

    Ngày ba tôi đi với người vợ mới, mẹ tôi vừa hận vì bị phản bội, vừa tủi phận mình nghèo.

  • Cẩn trọng trước những “đồng cảm" trên mạng

    Cẩn trọng trước những “đồng cảm" trên mạng

    07-10-2024 06:24

    Nhiều hội nhóm khai thác nội dung phụ nữ vất vả, thiệt thòi nhưng không được chồng ghi nhận, với mục đích tăng tương tác, tăng thành viên.

  • Chồng bỗng nhiên khác thường

    Chồng bỗng nhiên khác thường

    06-10-2024 20:05

    Tự dưng anh tốt một cách lạ lùng với mẹ con tôi làm cho trực giác trong tôi chợt bất an. Liệu anh có đang làm điều gì có lỗi?

  • Ta vội vã vì điều gì?

    Ta vội vã vì điều gì?

    06-10-2024 12:35

    Tôi tự nhủ lòng mình sẽ tập sống chậm lại từ từ. Bắt đầu bằng việc nói với nhau những câu chân thành trong mỗi cuộc gặp gỡ…

  • Có lựa chọn nào không trả giá?

    Có lựa chọn nào không trả giá?

    05-10-2024 13:46

    Ngoài kia vẫn có người tiếc mà giữ suốt đời. Ngoài kia có người vẫn mạo hiểm lần dò kiếm tìm cho bằng được cái quần jean của đời mình

  • Làm “chiến hữu” với chồng

    Làm “chiến hữu” với chồng

    05-10-2024 06:11

    Có thể, trước khi làm vợ chồng, nhiều đôi đã từng làm bạn. Tuy vậy, tình bạn sau hôn nhân mang màu sắc rất khác và cũng cực kỳ quan trọng.

  • Lấy nhầm chồng

    Lấy nhầm chồng

    04-10-2024 06:27

    Chị cứ nghĩ những ngày thất nghiệp là khoảng thời gian mệt mỏi nhất, nhưng bây giờ, khi đã có việc làm, hôn nhân vợ chồng chị càng nặng nề, căng thẳng.

  • Họ hàng bên vợ coi nhà tôi như nhà trọ

    Họ hàng bên vợ coi nhà tôi như nhà trọ

    03-10-2024 19:17

    Có nhà mới nhưng tôi bức bối vì quá nhiều người thân của vợ đến thăm và ngủ lại. Tần suất “ở nhờ” ngày càng tăng.

  • Lấy chồng lần nữa

    Lấy chồng lần nữa

    03-10-2024 06:16

    Tôi không đẹp, không học hành đến nơi đến chốn, nhưng có sức khỏe và lanh lợi, trong khi anh vừa nghèo vừa chậm chạp.

  • Mẹ có đẹp không con?

    Mẹ có đẹp không con?

    02-10-2024 18:36

    Cứ có một cuộc lạc lòng của đàn ông là y như rằng rất nhiều đàn bà tự nghĩ do mình chưa đủ đẹp, chưa đủ hấp dẫn, chưa đủ giỏi giang...