Mặc gì để tránh bị cưỡng hiếp?

17/01/2017 - 18:30

PNO - P phục phụ nữ được cho là nguyên nhân của những quấy rối và bạo lực họ phải hứng chịu, bất chấp những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy chính đàn ông mới phải chịu trách nhiệm về việc này.

Một trong những cách chống bạo hành tình dục gây hiệu quả trực quan, tạo được sự quan tâm mới nhất của phụ nữ là trưng bày quần áo họ đã mặc khi bị tấn công. Việc làm này nhằm đả phá lập luận “chụp mũ” của đàn ông là chính trang phục và vẻ gợi cảm của phụ nữ dẫn đến việc họ bị… cưỡng hiếp.

Mac gi de tranh bi cuong hiep?
Hình ảnh vụ lộn xộn trong đêm giao thừa 2017 tại Ấn Độ dẫn tới việc nhiều phụ nữ bị tấn công tình dục - Ảnh: AFP
Mac gi de tranh bi cuong hiep?
Một nạn nhân trong vụ tấn công tình dục ở khu vực nhà ga thành phố Cologne (Đức), nghi phạm đa phần là người nhập cư - Ảnh: TYT

Sự kiện đón giao thừa năm 2017 ở thành phố Bengaluru (Ấn Độ) đã trở thành một vụ lạm dụng tình dục đám đông đối với phụ nữ. Thế nhưng, một số chính trị gia lại lên tiếng bênh vực cho thủ phạm các vụ tấn công.

Bộ trưởng Nội vụ Bengaluru - ông G. Parameshwara phán: “Tại họ (phụ nữ) cố gắng sao chép phương Tây, không chỉ trong cách nghĩ, mà cả bằng y phục, là nguyên nhân dẫn đến xáo trộn và một số cô gái bị quấy rối”. Lãnh đạo của đảng Samajwadi Tabu Azmi nói huỵch toẹt: “Phụ nữ gọi sự khỏa thân là thời trang!” khi lý giải nguyên do xảy ra các vụ tấn công. 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ, ông Kiren Rijiju đã phản bác rằng, phát ngôn của ông G. Parameshwara là “cực kỳ vô trách nhiệm”. Chủ tịch Ủy ban Vì phụ nữ Ấn Độ Lalitha Kumaramangalam nói, an toàn đối với phụ nữ phải được coi là “điều bắt buộc” trong thế giới văn minh. Bà kêu gọi ông G. Parameshwara xin lỗi phụ nữ Ấn Độ và từ chức vì lời bình phẩm vô lý của mình.

 Trong đêm cuối cùng của năm 2015, hơn 500 phụ nữ ở thành phố Cologne (Đức) bị tấn công tình dục gần khu vực nhà ga thành phố, nghi phạm đa phần là người nhập cư. Giáo sĩ Hồi giáo Sami Abu Yusuf thuộc nhà thờ Hồi giáo Salafist Cologne đã nói: “Sự cố đêm giao thừa là lỗi của các nạn nhân, vì họ ăn mặc hở hang và dùng nước hoa, nên không ngạc nhiên khi đàn ông muốn tấn công họ”.

Chiến dịch nữ quyền của Tổ chức Ân xá quốc tế (AI) ngày 21/11/2015 đã công bố một khảo sát về tấn công tình dục, theo đó 26% người Anh được hỏi tin rằng phụ nữ mặc quần áo hở hang ít nhất là một phần hay toàn bộ nguyên nhân bị hãm hiếp.

Cuộc thăm dò còn cho thấy một tỷ lệ đáng lo ngại trong công chúng đổ lỗi phụ nữ là nguyên nhân của việc họ bị hiếp dâm. Sốc hơn, nhiều người còn đổ thừa nguyên nhân bị hãm hiếp là do… cặp giò của phụ nữ. AI khuyến cáo, chính phủ Anh cần tăng cường các kênh tuyên truyền để chống “văn hóa đổ lỗi” phân biệt giới tính này.

Cái nhìn méo mó này không chỉ “bỏ lọt” thủ phạm mà còn khiến phụ nữ mặc nhiên nghĩ rằng họ có lỗi. Nhà hoạt động nữ quyền Jasmeen Patheja giải thích: "Nếu bạn liên tục được nghe điều này và lớn lên như một cô gái cẩn trọng, khi gặp bạo lực bạn có thể có ý nghĩ “Hay là do mình bất cẩn?”.

Mac gi de tranh bi cuong hiep?
Chiếc áo sơ mi một phụ nữ ở Bangalore đã mặc khi một người đàn ông trong chiếc xe “khoe hàng” đối với cô - Ảnh: Blank Noise

Năm 2003, Patheja ra mắt nhóm hoạt động Blank Noise (Tiếng ồn trống rỗng) để chống quấy rối phụ nữ trên đường phố, đến nay đã trở thành một dự án đầy tham vọng, thu hút đông đảo phụ nữ khắp nơi.

Nhóm Blank Noise ở Bengaluru đã thu thập và trưng bày y phục các nữ nạn nhân mặc lúc họ bị quấy rối tình dục hoặc hành hung. Dự án này có tên “I Never Ask For It” (Tôi không bao giờ đòi hỏi điều này), nhằm triển lãm 10.000 vật trưng bày, có khả năng lan ra các thành phố khác khắp thế giới.

Phải mất nhiều năm mới có thể thu thập đủ số lượng y phục bị tấn công nêu trên. Bước đầu, hơn 200 phụ nữ là nạn nhân đã gửi cho Patheja quần áo của họ.

Mac gi de tranh bi cuong hiep?
Chiếc đầm do một nạn nhân ở Cameroon đóng góp. Một người đàn ông nói với cô, chiếc váy cô mặc rất “cám dỗ” - Ảnh: Blank Noise)

Dự án của Blank Noise đã như một cái tát vào mặt các chính khách đạo đức giả. Hình ảnh những y phục này - được Blank Noise đăng trực tuyến - làm rõ một điều: bộ quần áo nạn nhân mặc không thể là căn cứ xác định người này có phải mục tiêu hay không.

Hơn một thập niên trước, Patheja đã hình thành ý tưởng dự án “I Never Ask For It” khi đọc những trải nghiệm của phụ nữ bị quấy rối và bạo hành khắp thế giới. Cô nhận thấy, tất cả phụ nữ bất kể ở đâu, đều thường miêu tả quần áo họ mặc.

Mac gi de tranh bi cuong hiep?
Một nạn nhân đã mặc chiếc váy này khi cô bị tấn công tình dục - Ảnh: Blank Noise

Blank Noise đã tiếp xúc với các nhóm hoạt động ở nhiều nước và hy vọng phụ nữ khắp thế giới sẽ đóng góp vào điều mà Patheja gọi là đối thoại toàn cầu về việc đổ lỗi cho nạn nhân - một vấn đề đã trở nên tồi tệ hơn khi các thống kê chính thức sử dụng quan điểm đổ lỗi.

Cô chỉ ra những bình luận của các quan chức, gồm cả Tổng thống đắc cử Donald Trump, người từng tuyên bố phụ nữ cho phép sờ soạng “khi bạn là một ngôi sao” trong một cuốn băng năm 2005.

Hoàng Diệu (Theo AFP, Blank Noise, Quartz, amnesty.org.uk

Khoảng 36% phụ nữ toàn cầu từng là nạn nhân của những hành vi bạo lực về tình dục và thể xác. Ở Mỹ, 83% thiếu nữ từ 12-16 tuổi bị quấy rối tình dục. Ở Anh, cứ năm phụ nữ thì có một người từng bị bạo lực tình dục. Một nghiên cứu của Ủy ban châu Âu cho biết, khoảng 47% phụ nữ được khảo sát ở Phần Lan và 52% phụ nữ ở Đan Mạch nói họ từng bị bạo hành hoặc bị lạm dụng tình dục.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI