'Ma trận' sữa mới, chọn sữa thế nào để đạt chuẩn chất lượng?

16/10/2019 - 14:45

PNO - Các doanh nghiệp ngành sữa đã thay đổi chiến lược kinh doanh bằng cách đẩy mạnh đầu tư cho nhà máy sản xuất, liên tục cho ra nhiều dòng sản phẩm mới.

Bên cạnh đó, thị trường còn xuất hiện nhiều sản phẩm sữa nhập từ Thái Lan, Trung Quốc song rất tù mù về chất lượng. 

Mỗi tháng ra một dòng sữa mới

Theo khảo sát, đa phần doanh nghiệp ào ạt ra mắt sản phẩm mới là phần lớn là các doanh nghiệp nội.

Chẳng hạn, một thương hiệu chuyên về sữa đậu nành dự định trong năm 2019 sẽ đưa ra thị trường ít nhất 3 dòng sản phẩm mới từ đậu nành. Trong khi đó, do thấy lĩnh vực sữa nhiều tiềm năng, vào tháng 4/2019, một thương hiệu nước ngọt cũng lần đầu ra mắt sản phẩm sữa nước với 95% sữa sử dụng từ nguồn sữa New Zealand.

Nắm bắt xu hướng lựa chọn sữa hạt, một số thương hiệu sữa lớn khác chuyên sản xuất về sữa bò tươi cũng lấn sân ra mắt các sản phẩm từ sữa đậu nành, đậu nành nha đam, sữa từ hạt macca và óc chó để làm phong phú sản phẩm. Theo khảo sát của chúng tôi, chỉ trong sáu tháng đầu năm, một thương hiệu sữa đã cho ra mắt 8 dòng sản phẩm sữa mới ở các ngành hàng sữa tươi, sữa đặc, sữa bột và sữa chua.

Đặc biệt, một số công ty sữa tươi cũng bắt đầu cho ra mắt sữa bột công thức organic nhập từ nước ngoài về để chạy đua số lượng sản phẩm với các thương hiệu sữa ngoại hoặc công ty sữa ngoại tại Việt Nam.

Riêng một số doanh nghiệp Việt có yếu tố nước ngoài, họ khá thận trọng hơn. Thay vì ra mắt ào ạt sản phẩm, mỗi năm chỉ ra mắt 1-2 sản phẩm mới nhưng theo kiểu “chậm mà chắc”, “ít nhưng chất lượng”.

Trước ma trận về các dòng sữa mới, để chọn sữa đạt chất lượng, người tiêu dùng cần chú ý một số yếu tố. Đầu tiên, nên xem thành phần của sữa vì có nhiều nguồn gốc từ sữa bò, sữa đậu nành hoặc sữa dê. Dù chọn nhãn hiệu nào cũng phải đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp cho sức khỏe người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu trẻ nhỏ sẽ cần các dinh dưỡng cần thiết như protein, chất béo, chỉ tiêu vi sinh, các vitamin. Ví dụ, nếu mục tiêu là bổ sung protein thì thương hiệu Cô Gái Hà Lan có sản phẩm Protein+, thành phần có đến 40% là protein – đây là nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ nhỏ từ 6-7 tuổi của Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế 2016.  

Bên cạnh đó, nguồn gốc của sữa cũng là tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm. Nếu là sữa ngoại, nên chọn loại có thương hiệu lâu năm, uy tín tốt, nguồn gốc rõ ràng, có công ty đại diện tại Việt Nam. Chẳng hạn như sữa Cô Gái Hà Lan là sản phẩm của tập đoàn FrieslandCampina – có lịch sử 145 năm phát triển trên 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sữa được sản xuất theo tiêu chuẩn Hà Lan dưới quy trình kiểm soát chất lượng khắt khe được ban hành trong luật theo Liên minh châu Âu, được các tổ chức độc lập chịu trách nhiệm giám sát quy trình này.

'Ma tran' sua moi, chon sua the nao de dat chuan chat luong?
Thị trường sữa đa dạng, khách hàng nên chọn lựa sản phẩm chất lượng cao, tốt cho sức khỏe

Ồ ạt sữa không nguồn gốc, khách hàng cẩn thận sữa kém chất lượng

Một vài năm trở lại đây, thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều sản phẩm sữa từ các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc… Các sản phẩm này đa phần được bán tại “chợ” mạng nên rất nhập nhèm về nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm.

Tại một cửa hàng bán sản phẩm Thái Lan trên đường Thiên Phước (Q.Tân Bình, TP.HCM), thùng sữa Y. 24 vỉ của Thái Lan được người bán giới thiệu giá 450.000đ/thùng, song tất cả trên sản phẩm không hề có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định - đây là dấu hiệu cho biết sản phẩm nhập lậu, vì nếu nhập chính ngạch phải có thông tin của nhà nhập khẩu.

Tại các chợ mạng hiện đang “hot” các loại sữa nội địa Trung Quốc. Theo quảng cáo thì đây là sữa xách tay nên khách hàng có thể yên tâm về chất lượng. Nhưng thông tin về sản phẩm thì khách hàng cũng mù tịt vì trên vỏ hộp đều chi chít tiếng Tàu.

Theo các chuyên gia, khi mua sản phẩm sữa, khách hàng nên lựa sản phẩm có nguồn gốc, thương hiệu, không nên ham các loại sữa được cho xách tay từ nước ngoài vì sản phẩm dễ nhập lậu, không đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Thực tế, thời gian qua cơ quan chức năng đã bắt giữ không ít vụ sữa giả, nhập lậu từ Thái Lan, Trung Quốc, Úc, Newzealand. Mới đây, vào tháng 5/2019, Đội quản lý thị trường tỉnh Bình Phước đã phát hiện một xe đang chở hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, trong đó có nhiều sản phẩm sữa hiệu của Thái Lan, Úc. Hay vào tháng 1/2019, Công an TP.Hải Phòng phát hiện một container được đưa vào cập cảng Hải An, trong đó là 21,8 tấn túi bột sữa được ghi “made in Newzealand”. Tuy nhiên, qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định lô hàng có dấu hiệu nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang bị kiểm tra do liên quan đến vấn đề an toàn, vệ sinh phòng dịch.

Thậm chí, tìm đến một địa chỉ nhà phân phối sản phẩm sữa đặc có đường Delipure (Malaysia) đang bán tại Việt Nam thì chúng tôi phát hiện đó là địa chỉ giả.

Để kiểm tra xem sữa có đạt chất lượng hay không, trên mỗi sản phẩm sữa đều có mã QR code. Ví dụ, với sản phẩm sữa organic Cô Gái Hà Lan, khách chỉ cần scan mã QR code ở dưới đáy hộp sản phẩm sẽ hiện lên thông tin về nguồn gốc nguyên liệu sữa được nhập 100% từ Hà Lan, thời gian sản xuất, giấy kiểm chứng đạt chứng nhận chất lượng chuẩn châu Âu…

Thanh Hoa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI