Mặt trái của việc làm trắng da

13/02/2014 - 07:23

PNO - PN - Mỹ phẩm làm trắng da đang trở thành một ngành công nghiệp có lợi nhuận hàng tỷ USD và ngày càng “ăn nên làm ra”. Tuy nhiên, không như các loại mỹ phẩm dùng trang điểm, kem làm trắng da còn gây ra nhiều hệ...

edf40wrjww2tblPage:Content

Mạt trái cua viec làm tráng da

Một góc cửa hàng bán mỹ phẩm làm trắng da tại Ấn Độ

Tại những nước như Ấn Độ và Thái Lan, người phụ nữ có làn da trắng sáng được xem là thuộc đẳng cấp cao trong xã hội, cơ hội việc làm cũng như quan hệ sẽ tốt hơn. Vì thế, ngày càng có nhiều phụ nữ sử dụng các loại kem làm trắng da để cải thiện màu da, đồng thời nâng cao địa vị xã hội, tìm cơ may thành công. Các hãng mỹ phẩm có thương hiệu toàn cầu đều chú trọng đặc biệt đến thị trường kem làm trắng da ở những nơi này. Unilever có Fair and Lovely, Pond có White Beauty, Vaseline và Dove cũng đều có những sản phẩm đặc trưng của mình.

Đẹp là ước muốn tự nhiên của giới nữ, nhưng nhờ mỹ phẩm để cải tạo làn da nhằm có lợi thế hơn người khác lại là việc bị nhiều tổ chức phụ nữ chỉ trích. Mới đây, tổ chức phi chính phủ ở Ấn Độ Women of Worth đã phát động chiến dịch Dark is Beautiful (tạm dịch Da sậm màu vẫn đẹp). Bà Kavitha Emmanuel, giám đốc điều hành tổ chức này cho biết, chiến dịch hình thành sau một cuộc điều tra về giới trẻ: “Việc bị phân biệt vì màu da ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Những người trẻ có màu da sậm, đặc biệt là giới nữ, luôn cảm thấy mình kém hơn người khác”.

Mạt trái cua viec làm tráng da

Một phụ nữ Thái Lan trước bảng quảng cáo mỹ phẩm trắng da - Ảnh: AP

Việc phân biệt màu da đã ảnh hưởng đến tâm lý nhiều người, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ, khiến chúng trở nên kém tự tin vì lúc nào cũng nghĩ là mình tệ hại hơn người có màu da sáng hơn. Khi đến tuổi lập gia đình, màu da sáng hay sậm lại trở thành một yếu tố quyết định. “Chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm phải lên tiếng về điều này và chờ xem phản ứng của cộng đồng như thế nào”, bà Kavitha nói.

Mới tháng rồi, Women of Worth đã gửi một thỉnh nguyện thư với 30.000 chữ ký đến công ty mỹ phẩm Emami, kêu gọi công ty này hủy bỏ một quảng cáo của nhãn hiệu Fair and Handsome có tác dụng làm trắng da do có tính phân biệt đối xử. Emami từ chối yêu cầu này, nhưng Dark is Beautiful vẫn tiếp tục vận động hành lang để Ủy ban Quảng cáo của Chính phủ Ấn Độ ra phán quyết mẫu quảng cáo này gây ra tính phân biệt đối xử với những người có màu da sậm.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo về việc lạm dụng kem làm trắng da, vì các loại kem này chứa không ít chất hóa học có hại cho sức khỏe.

Tổ chức Women of Worth khẳng định, kem trắng da đã trở thành thảm họa đối với cả sức khỏe lẫn cảm xúc của nữ giới. Các công ty mỹ phẩm ngày càng thu về nhiều lợi nhuận hơn dựa vào sự bất bình đẳng của màu da mà không quan tâm đến cách biệt trong suy nghĩ của nhiều người hay mối hiểm họa về sức khỏe.

“Chúng ta cần thay đổi suy nghĩ về màu da của mọi người, dù phải cần nhiều năm để điều đó trở thành hiện thực”, bà Kavitha nói.

 THIỆN NGA

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI