Lụy tình hay lệ thuộc tình cảm là 'độc dược' giết chết chính bạn

15/03/2018 - 09:51

PNO - Những người không có đủ tình yêu đối với bản thân thường bị rơi vào kiểu tình yêu như vậy: họ tìm kiếm nó từ bên ngoài.

Nếu bạn phải lòng rất nhanh khi chưa thực sự biết về người đó, nếu bạn đang bị ám ảnh bởi những suy nghĩ liên miên về anh ta, nếu tâm trạng của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào việc liệu hôm nay anh ấy có gọi cho bạn hay không thì đó chính là những biểu hiện bạn có nguy cơ bị lệ thuộc vào một tình cảm không lành mạnh. Những người không có đủ tình yêu đối với bản thân thường bị rơi vào kiểu tình yêu như vậy: họ tìm kiếm nó từ bên ngoài. Và điều đó thật sự chỉ là vòng tròn luẩn quẩn của mối quan hệ "độc hại". Tuy nhiên, vẫn có một lối thoát ra khỏi điều đó.

Những người phụ thuộc vào tình cảm thường coi đối tác của mình là "vị thần" – tất cả cuộc sống đều xung quanh anh ta, cảm xúc hạnh phúc hay bất hạnh phụ thuộc vào anh ta. Họ hoặc luôn tìm cách thu hút hoàn toàn đối tác, kiểm soát từng bước của anh ấy, hoặc đóng vai trò nạn nhân trong mối quan hệ này, và sâu thẳm trong trái tim họ là những đau khổ. Chuyên gia trị liệu tâm lý gia đình Darlene Lancer (Mỹ) viết rằng tình yêu đích thực và sự lệ thuộc tình cảm là những thứ khác nhau và bạn cần phải học cách phân biệt chúng.

Luy tinh hay le thuoc tinh cam la 'doc duoc' giet chet chinh ban
 

Dưới đây là các dấu hiệu báo động chỉ ra sự bắt đầu lệ thuộc không lành mạnh. Đừng để bản thân rơi vào cái bẫy của các mối quan hệ độc hại.

1. Ngay lập tức cảm giác rằng bạn đã tìm thấy tình yêu của cuộc sống

Có những người rất dễ bị phải lòng, ngay sau ngày đầu tiên quen nhau họ đã bay về nhà với một ý nghĩ hạnh phúc: "Đây chính là anh ấy, người mà mình cần!". Thật không may rằng điều đó thường không phải như vậy. Sau cuộc gặp với một người khiến cho đầu óc bạn quay cuồng, hãy cố gắng làm mát những cảm xúc nóng hổi như vậy.

Giữa các cuộc hẹn hò, hãy nghỉ ngơi vài ngày, cố gắng ở một mình, chuyển sang làm một việc nào đó có thể giúp bạn rời xa những ý nghĩ về người đó.

2. Bạn lý tưởng hóa anh ấy

Khi bắt đầu hẹn hò, hãy lắng nghe nhiều hơn nói và lắng nghe cẩn thận. Nếu người ấy nói rằng "Em sẽ vất vả nhiều khi ở bên anh" thì điều đó chắc chắn sẽ là như thế. Nếu anh ấy đề cập đến, thậm chí tình cờ hoặc dưới hình thức đùa, rằng anh ấy thích uống rượu hoặc có một số thói quen xấu khác hay cuộc sống của anh ấy đang có các vấn đề, đừng bỏ qua điều đó.

Đừng vội vàng trấn an người đó rằng "Tất cả những chuyện đó là vô nghĩa, chúng ta sẽ giải quyết được". Anh ta cảnh báo cho bạn không phải để bạn vững vàng hay sẵn sàng với mọi khó khăn. Những từ như vậy có nghĩa là "Tôi không yêu em / tôi không thích anh, đừng lại gần tôi" hoặc "Tôi đồng ý ở bên em (anh), nhưng chỉ với những điều kiện như thế này". Bạn có cần điều đó không? Đó không phải là những gì mà người ta nói với nhau khi thực sự thích nhau. Do đó, hãy kiểm soát cơn cảm xúc của bạn và suy nghĩ về việc có nên gặp gỡ anh ta tiếp hay không.

Luy tinh hay le thuoc tinh cam la 'doc duoc' giet chet chinh ban
 

3. Bạn không thể nói "không"

Hãy kiểm tra xem bạn có khả năng nói không với người ấy hay không. Đừng ngần ngại từ chối những lời mời đến những nơi không thú vị với bạn, với những khoảng thời gian không thoải mái để hẹn hò, với các yêu cầu không thích hợp, với những đụng chạm và gợi ý thâm mật mà bạn chưa sẵn sàng. Đừng đánh mất mình để làm đẹp lòng người khác, không ai đánh giá cao điều đó cả.

4. Bạn bỏ bê bạn bè để làm vui lòng người ấy

Hãy giữ gìn các mối quan hệ với bạn bè mà bạn đã có và không phụ thuộc vào việc có hay không sự hiện diện của người ấy. Trong sự phải lòng quá mạnh, chúng ta không muốn nghĩ về bất cứ ai ngoại trừ người đó, và nếu chúng ta gặp bạn bè, chúng ta chỉ nói về anh ta.

Đừng quên rằng bạn bè cũng có cảm xúc. Và tâm trí của họ không bị lờ mờ như bạn bây giờ. Vì vậy, bạn có thể giới thiệu một nửa tâm hồn của bạn với bạn bè sớm một chút. Có lẽ họ sẽ nhận thấy một cái gì đó mà bạn không chú ý, và ngăn cản bạn đắm mình trong mối quan hệ độc hại. Đúng vậy, nếu người ấy của bạn không muốn làm quen với bạn bè và người thân của bạn thì đây là một lý do để bạn suy nghĩ xem bạn có thực sự cần anh ta hay không.

5. Bạn từ bỏ sở thích 

Bạn bỏ qua các đam mê của mình. Nên nhớ, với sự xuất hiện của một người mới, cuộc sống của bạn phải trở nên phong phú hơn, chứ không phải là nhạt nhẽo đi.

Một người say mê với nhiều sở thích sẽ là một người yêu hấp dẫn. Đừng biến người yêu của bạn thành trung tâm của vũ trụ, đừng để hạnh phúc, niềm vui và tâm trạng của bạn lệ thuộc vào người đó. Một gánh nặng như vậy không ai có thể chịu đựng được.

Luy tinh hay le thuoc tinh cam la 'doc duoc' giet chet chinh ban
 

6. Bạn nhắm mắt trước các tín hiệu cảnh báo

Hãy lắng nghe cảm giác, sự nghi ngờ của bạn. Nếu điều gì đó trong hành vi của người ấy làm bạn khó chịu, đừng ngần ngại nói ra ngay lập tức và làm rõ mọi thứ. Đừng hy vọng rằng họ sẽ tự thay đổi. Nếu trân trọng, chỉ cần một lần bạn nói ra rằng bạn không thích, anh ta sẽ cố gắng thay đổi tình huống. Không tự biện minh giúp anh ta cũng như không nghe những lý luận để lấp liếm.

7. Bạn tin tưởng tuyệt đối mọi ý kiến của người đó

Nếu bạn đột nhiên nhận ra rằng bạn đang làm cái gì đó mà bạn không bao giờ làm trước đó, chỉ vì người ấy thích điều đó, hãy suy nghĩ về việc này. Thay thế ý chí của bạn bằng ý chí của người đó có nghĩa là bạn đã mất một phần đáng kể chính mình và sớm muộn sẽ chẳng có gì còn lại là chính bạn.

Bạn có nguy cơ trở thành một cái bóng của người ta. Điều này đầy những vấn đề nghiêm trọng, bao gồm cả sức khoẻ, chưa kể đến việc người đó sẽ không quan tâm đến bạn nữa.

8. Bạn ghen tuông vì những điều vặt vãnh

Nỗi lo sợ cô đơn hoặc sợ bị phản bội trong quá khứ không được đầu độc mối quan hệ hiện tại. Lý do thực sự cho việc ghen tuông là có hay chỉ trong trí tưởng tượng của bạn? Bạn có nguy cơ mất người yêu không phải vì một người thứ 3, mà là vì chính bạn: không ai có thể chịu được sự không tin tưởng liên tục, việc phải thường xuyên trấn an bạn và thuyết phục bạn về tình yêu.

Hẳn bạn sẽ mong muốn được nghe "Anh xin lỗi, anh không nghĩ rằng điều đó làm em khó chịu, anh sẽ thay đổi" thì bạn sẽ nghe thấy cụm từ "chuyện vớ vẩn". Bạn cố gắng nhắm mắt và thuyết phục mọi người (và trên hết là chính mình) rằng bạn là một cặp xinh đẹp, mạnh mẽ, nhưng những nỗi sợ hãi và nghi ngờ sẽ ăn mòn bạn từ bên trong theo nghĩa đen. Một mối quan hệ như vậy không thể được gọi là hạnh phúc.

Luy tinh hay le thuoc tinh cam la 'doc duoc' giet chet chinh ban
 

9. Bạn cảm thấy không chịu nổi khi không có người ấy

Khi chúng ta yêu, chúng ta muốn được ở bên nhau luôn luôn. Nhưng bạn không nên làm người ấy nghẹt thở với sự quan tâm quá sức của bạn. Đừng chỉ sống với những giấc mơ tình yêu, hãy nhớ những công việc và trách nhiệm hàng ngày mà bạn đã bỏ qua. Hãy cho người ấy không gian riêng, đừng cố gắng biết hết mọi thứ về anh ấy.

Cố gắng không tập trung vào những suy nghĩ tồi tệ như "Biết đâu lúc này anh ấy đang ở bên người khác!". Bởi người ấy dẫu có thể đang với người khác, nhưng lo lắng của bạn không thay đổi điều này, tốt hơn là hãy chú ý đến cư xử của ngưới đó nói chung. Đừng cố lấp đầy tất cả thời gian rảnh và tâm trí vào người ấy. Như thế, bạn sẽ trở nên kém thú vị hơn trong mắt người yêu mà thôi.

10. Bạn biện minh cho những hành vi xấu của người đó

Khi yêu, chúng ta thường nhìn người ta qua một chiếc kính màu hồng. Cần chú ý không chỉ đến cách cư xử của người ấy với bạn (tất cả chúng ta đều cố gắng thể hiện mình tốt nhất với người yêu) mà còn cách người ấy giao tiếp với người khác.

Nếu vào ngày hẹn hò đầu tiên với bạn, người đàn ông rất lịch sự và tươi cười, nhưng đột nhiên anh ấy bắt đầu hét vào mặt người phục vụ vì cô ấy lẫn lộn món ăn - đó là một dấu hiệu xấu. Sau một thời gian, khi niềm đam mê đầu tiên giảm đi, thay vì người phục vụ thì có khi chính bạn bị anh ta hét vào mặt khi bạn sửa soạn để đi xem phim đến 20 phút thay vì 10 phút.

                                                                                                        Thanh Hà

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI