Luật mới, ép con cái kết hôn sẽ bị phạt tù: 'Chỉ dùng để dọa...'

05/05/2016 - 14:42

PNO - Bắt đầu từ 1/7, hành vi liên quan đến tội xâm phạm chế độ hôn nhân, gia đình sẽ bị xử phạt theo quy định mới của Bộ Luật hình sự 2015

Tại chương XVII của Bộ Luật hình sự 2015 (Chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2016) đã nêu rõ, nếu công dân vi phạm 1 trong 7 hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình dưới đây sẽ phải chịu sự trừng phạt thích đáng của pháp luật.

Một trong 7 hành vi ở Luật này được mang ra bàn cãi nhiều nhất là: Người nào có hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản ngăn người khác kết hôn, duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; hoặc cưỡng ép, cản ngăn người khác ly hôn kì cọ nhiều cách khác nhau, sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo chẳng giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

Dùng để "dọa"... cha mẹ

Chị Nguyễn Thị H. (24 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) bày tỏ sự đồng tình: "Nhà nước đã và đang có những điều luật quản lý xã hội chặt chẽ hơn. Việc đưa ra những điều luật cụ thể, chi tiết và nghiêm khắc như thế này theo cá nhân tôi đánh giá là sẽ có tác động tích cực đối với việc hạn chế chuyện cha mẹ ép con cái lấy người này người kia không hạnh phúc nhưng vẫn bắt phải bên nhau.

Luat moi, ep con cai ket hon se bi phat tu: 'Chi dung de doa...'

Cuộc sống hiện đại đã bao nhiêu lo toan, gồng gánh, hãy để họ tự quyết cuộc sống của mình chứ. Cha mẹ và người khác đừng can thiệp quá nhiều. Lý thuyết là rất hợp lý, tôi chưa bàn đến chuyện thực hiện".

"Dù là bố mẹ cũng không có quyền bắt con phải làm theo ý mình trong chuyện này được. Tôi nghĩ những người như vậy phải phạt, phạt thật nặng vào cho chừa. Họ nghĩ họ đẻ ra là họ có quyền à? Phải ghi phạt thật nặng vào, nhà nào mà giàu nhiều tiền thì cho đi tù hết... thì người ép mới sợ", chị Phương Diệu thẳng thắn.

Đồng quan điểm, chị Trần Thị H. (Hà Đông, Hà Nội) hài hước: "Tất nhiên là thực hiện thì tốt nhưng sẽ rối tung cả nhà hơn là không thực hiện đấy chứ. Nhưng mà cứ để luật thế, thỉnh thoảng lôi ra dọa cho ông bà sợ".

Người trẻ thế kỷ 21 thiếu gì mánh khóe

Nhiều người cho rằng luật đưa ra đúng trên mặt lý thuyết song không phù hợp với thực tế, nhiều người đã đi cặn kẽ, bóc tách những lỗ hổng và cho rằng khó có thể thực hiện, hoặc nếu có thực hiện thì "cái mất còn nhiều hơn".

Minh D. (SV đại học Ngoại thương) cho rằng "Luật này chỉ đúng trên mặt lý thuyết thôi. Phải làm rõ khái niệm "ép" và mức độ "ép" là như thế nào? Thêm nữa là cơ chế tố giác ra sao? Ai sẽ là người tố giác? Liệu chuyện bếp núc trong nhà, khi mà người Việt vẫn quen với văn hoá truyền thống thì việc con cái tố giác bố mẹ gần như không có? Nói chung mình nghĩ để đưa luật này vào cuộc sống cần có thời gian nếu không muốn xảy ra các trường hợp dở khóc, dở cười nơi toà án."

Nhiều ý kiến còn cho rằng, quá nặng nề khi mang khuôn phép gia đình đáng ra phải mềm mỏng khuyên bảo thành pháp luật cứng nhắc.

Bạn Vũ Hoàng Anh (22 tuổi) nhấn mạnh: "Chuyện ép buộc này thì có gì đâu mà phạt với tù. Bởi vì đó là chuyện trong gia đình nhà họ, như kiểu một cách dạy bảo con cái thôi. Nếu như có muốn can thiệp thì nên khuyên bảo hoặc tìm ra phương án cho họ, chứ ho làm gì ảnh hưởng đến người ngoài đâu mà đòi phạt với tù.

Còn có lấy hay không lấy có chịu bị ép hay không là ở đứa con, cứ tác động vào đứa con là được. Thời này mà người con không tìm ra phương án giải quyết cho mình nữa thì... không xứng đáng là thanh niên thế kỷ 21".

Theo các bạn có quan điểm này, họ không cần pháp luật vào cuộc chuyện này vì có thể "nát nhà" mà hơn hết họ có đủ các mánh khóe vẫn có thể làm được điều mình muốn.

"Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời thôi. Có mấy bố mẹ cương quyết mãi được. Yêu thì vẫn cứ yêu, cấm thì cũng cứ cấm, các cụ cấm suốt được à. Gỉa vờ vài năm một chỗ, có mà sốt vó quá "lấy ai cũng được" ấy chứ" - chị Ngọc A. (đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Nội) chia sẻ.

Bạn Nhất Trung (27 tuổi) còn hài hước cho biết giới trẻ giờ thường sử dụng cách này: "Bạn bè mình ấy mà, cứ "Cơm trước kẻng" là các cụ đồng ý hết ấy. Cần gì nhờ đến pháp luật đâu".


 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI