PNO - PNO - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa to cộng với các thủy điện xả lũ, tại nhiều địa phương thuộc các tỉnh miền Trung, mức nước lũ đã vượt đỉnh trận lũ lịch sử năm 1999.
edf40wrjww2tblPage:Content
Sáng 16/11, Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung và Tây Nguyên cho biết, trong ngày 15/11, rạng sáng 16/11, các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 100-300ml. Mưa to kết hợp với các thủy điện xả nước đã khiến lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Kon Tum và Gia Lai lên nhanh.
Mưa lũ đã gây ách tắc giao thông cục bộ tại nhiều điểm trong thành phố Huế
Đêm 15/11, lũ tại các tỉnh này đã đạt đỉnh và ở mức báo động 3 (BĐ) và trên BĐ3 từ 0,2 - 3,65m. Các sông ở Quảng Trị, hạ lưu sông Thu Bồn và từ Phú Yên đến bắc Khánh Hòa nước đang lên. Đặc biệt, tại một số địa phương, mực nước lũ đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999. Cụ thể, sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) tại trạm Trà Khúc mực nước đo được lức 0 giờ ngày 16/11 là 8,76m, trên BĐ32,26m và cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,4m; Sông Vệ (Quảng Ngãi) tại trạm Sông Vệ đo được 6,03m, trên BĐ3 1,53m và cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,04m; Sông Kôn tại Thạch Hòa (Bình Định) 9,66m, trên BĐ3 là 1,66m, cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1987: 0,22m…
Theo dự báo, trong ngày 16/11, lũ trên các sông ở Quảng Trị, hạ lưu sông Thu Bồn và từ Phú Yên đến Bắc Khánh Hòa tiếp tục lên. Các sông từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Kon Tum và Gia Lai nước xuống dần, nhưng còn ở mức cao. Sáng và trưa ngày 16/11, lũ trên các sông Quảng Trị và bắc Khánh Hòa sẽ đạt đỉnh vượt mức BĐ3; riêng hạ lưu sông Thu Bồn và sông Ba có khả năng đạt đỉnh vào chiều tối nay.
Ban chi huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TP. Đà Nẵng cho biết, đến sáng 16/11, 6/7 xã của huyện Hoà Vang bị ngập. Hơn 10.000 hộ dân bị ngập sâu. UBND huyện Hòa Vang cho biết, huyện đã tiến hành di dời 2.000 hộ dân bị ngập sâu đến nơi an toàn.
Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên đã triển khai phương án sơ tán, di dời dân. Tính đến 6 giờ sáng ngày 16/11 đã sơ tán, di dời tổng cộng 5.474 hộ/ 17.678 người của 18 huyện, thị từ các vùng ven biển không an toàn, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, trũng thấp, có nguy cơ bị ngập sâu. Cụ thể, tỉnh Quảng Ngãi có 13 huyện, thị với 1.679 hộ/5.874 người, Quảng Nam tại huyện Đại Lộc với 1.213 hộ/3.959 người, Bình Định tại TP. Quy Nhơn với 220 hộ, Phú Yên tại thị xã Sông Cầu với 717 hộ/2.235 người, Khánh Hoà với 1.645 hộ/5.610 người. Ngoài ra, tỉnh Khánh Hoà còn di dời 1.273 người/809 lồng, bè ra khỏi khu vực nguy hiểm.
VTV ghi nhận về tình hình mưa lũ miền Trung
Theo thống kê của Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung và Tây Nguyên, đến sáng 16/11, đã có 3 người chết (Quảng Ngãi 1, Bình Định 5, Gia Lai 1), 6 người mất tích (Bình Định 4, Phú Yên 1, Gia Lai 1).
ĐÌNH THỨC
Quảng Nam: Hàng chục ngàn nhà dân bị chìm trong lũ
Đã có hơn 1.200 nhà dân tại huyện Nông Sơn bị ngập sâu từ 0.7-1,2 m. Đường ĐT610 đã bị ngập đến khu vực Trường Tiểu học Quế Trung; đường ĐT611 thuộc xã Quế Lộc và Quế Trung đều bị chia cắt.
Ông Nguyễn Văn Hòa - Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn cho hay: “Trong đêm 15/11 chúng tôi đã chỉ đạo chính quyền cơ sở khẩn trương di dời 1.500 hộ dân với gần 4.000 nhân khẩu sống trong vùng bị ngập lụt sâu, nước chảy xiết, ven song… đến nơi cao ráo trú ẩn an toàn. Việc dự trữ dầu hỏa, lương thưc, thực phẩm đã được địa phương chuẩn bị trước đó, sẵn sàng chi viện cho vùng bị cô lập”.
Theo Văn phòng UBND huyện Nông Sơn, đã có một người chết do mưa lũ. Nạn nhân là bà Ngô Thị Chí (68 tuổi, ngụ thôn Dùi Chiêng 1, xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn). Vào khoảng 16 giờ chiều 15/11, bà Chí đi chăn trâu về, gặp mưa lớn, không may sụp xuống cống, bị đuối nước và tử vong.
Tại huyện Duy Xuyên, các xã vùng trũng thấp, nhất là các xã Duy Châu, Duy Trinh, Duy Sơn, Duy Trung, Duy Thành, Duy Vinh đã ngập sâu với gần 10.000 nhà dân chìm trong nước. Hiện nước lũ vẫn tiếp tục lên nhanh. Ông Văn Bá Năm, Phó trưởng ban PCBL huyện Duy Xuyên cho biết: Từ đêm qua 15/11, chính quyền các địa phương đã tiến hành sơ tán hơn 2.000 hộ dân với 7.000 nhân khẩu đến nơi an toàn, tập trung chủ yếu ở những vùng thấp, nhà cửa tạm bợ và các khu vực ven sông có nguy cơ bị sạt lở đất. Tuyến đường từ thị trấn Nam Phước đi Mỹ Sơn đã bị ngập sâu hơn 2 mét.
Trong khi đó, tại Hội An, nước lên cao hơn 2m trong khu vực phố cổ. Hàng ngàn nhà dân đã bị chìm sâu trong nước. Chính quyền địa phương đã tổ chức sơ tán dân khẩn cấp. Các phương tiện cứu hộ cứu nạn của quân đội, công an đã túc trực sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.
Quảng Ngãi: Huy động toàn lực chống lũ
Sáng 16/11, lũ tại Quảng Ngãi tiếp tục dâng nhanh. Các lực lượng vũ trang đã tiến hành sơ tán khẩn cấp dân tại các huyện Bình Sơn, Nghĩa Hành, TP Quảng Ngãi.
Nước từ sông trà Khúc tràn qua bờ kè phía nam, vào TP Quảng Ngãi. Hơn 500 cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ khẩn trương cơ động đến bờ kè. Tỉnh đội Quảng Ngãi cũng đã điều 10 ca nô, thuyền máy và 650 cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ chỉ huy chia làm 6 mũi tham gia di dời dân.
Khuya 15/11, khi về cứu dân tại xã Nghĩa Dõng, chiếc ca nô do Trung úy Lê Ngọc Thạnh điều khiển, phát hiện có ánh đèn pin và cánh tay người dân cầu cứu trên mái nhà. Có tiếng người đàn ông vang lên trong tuyệt vọng: “3 người! Chết mất các anh ơi!”. Thương úy Minh Duy liền lao xuống, bơi vào ngôi nhà đang chìm dần. Họ đã cứu là được bà Bùi Thị Loan (73 tuổi). Tiếp đến là 2 cháu nhỏ con vợ chồng anh Nguyên Văn Toán. Cháu ngoại của bà mới 3 tháng tuổi cũng được bộ đội đưa ra khỏi nguy hiểm.
Đến sáng 16/11, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ngãi đã đưa gần 12.000 người dân ở khu vực bị ngập nặng đến nơi cao ráo, an toàn; trước đó đã di dời được 1.750 hộ với 3.460 người. Trong đêm cán bộ chiến sỹ LLVT đã cứu 45 người ở TP. Quảng Ngãi đưa về nơi an toàn.
Báo Phụ nữ TPHCM, ngân hàng BIDV phối hợp với Đảng ủy - UBND - UB MTTQ Việt Nam phường Nguyễn Thái Bình (quận 1) trao quà tết cho các hoàn cảnh khó khăn.