Lũ lụt miền Trung và cái giá của sự tàn phá rừng

04/11/2020 - 06:50

PNO - Trong phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế - xã hội sáng 3/11, đại biểu Hoàng Đức Thắng (tỉnh Quảng Trị) cho rằng, nhìn lại hậu quả lũ lụt, sạt lở ở miền Trung, càng thấy thấm thía cái giá phải trả cho sự tàn phá rừng”.

Sẽ phát sinh những cột mốc tang thương mới

Tại phiên thảo luận, đại biểu nêu nhiều vấn đề liên quan tới phá rừng, làm thủy điện. Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Phát triển rừng là trọng yếu để bảo vệ môi trường”.

Trong phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế - xã hội sáng 3/11, dại biểu Hoàng Đức Thắng (tỉ nh Quảng Trị) cho rằng, nhìn lại hậ u quả lũ lụt, sạt lở ở miền Trung, càng thấy thấm thía cái giá phải trả củ a sự tàn phá rừ ng.
Trong phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế - xã hội sáng 3/11, đại biểu Hoàng Đức Thắng (tỉnh Quảng Trị) cho rằng, nhìn lại hậu quả lũ lụt, sạt lở ở miền Trung, càng thấy thấm thía cái giá phải trả của sự tàn phá rừng

Tổng diện tích rừng của Việt Nam là 14,6 triệu héc-ta, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu héc-ta, rừng trồng là 4,3 triệu héc-ta. Theo ông Cường, con số này cho thấy sự cố gắng vượt bậc của cả hệ thống chính trị và toàn dân, đồng thời Việt Nam được thế giới ghi nhận “tham gia sự phát triển bền vững”. 

Tuy nhiên, ngay sau phát biểu này của bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (tỉnh An Giang) đã nhấn nút tranh luận: “Các đại biểu khẳng định, Chính phủ đã chỉ đạo hiệu quả việc che phủ rừng trong thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế, rừng tự nhiên ngày càng bị xâm hại, bão lụt, sạt lở ngày càng gây hậu quả nặng nề, năm nay hơn các năm trước”. 

Là người trực tiếp về miền Trung sau các trận lũ lụt, sạt lở đất vừa qua, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, thảm họa này sẽ xảy ra bất cứ nơi nào trên mảnh đất hình chữ S, nếu không thay đổi tư duy và phương thức bảo vệ môi trường: “Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép những đại dự án khởi công ngay trong lõi rừng hay thủy điện nhỏ vẫn tiếp tục được duy trì hoạt động, thậm chí được cấp giấy phép mới. Nếu vậy, sẽ xảy ra những trận lụt lịch sử, những cột mốc tang thương nữa”.  

Khi bão lũ xảy ra, tinh thần tương thân tương ái một lần nữa lại được thể hiện, hướng về đồng bào miền Trung. Tuy nhiên, ông Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh: “Không thể dùng lòng tốt để khắc phục hậu quả bão lụt từ năm này sang năm khác”.

Ông cho rằng, Việt Nam cần phải có chiến lược lâu dài để giảm hậu quả nặng nề của bão lụt, chiến lược đó cần phải được bàn bạc cẩn thận ở cấp quốc gia, có sự đóng góp của nhiều chuyên gia trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trước mắt, phải cập nhật bản đồ sạt lở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, xây nhà chống lũ, cung cấp thiết bị cứu hộ. 

Cái giá phải trả cho tàn phá rừng

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (tỉnh Quảng Trị) ví đợt mưa lũ vừa qua như một trận đại hồng thủy. Dù thừa nhận có nguyên nhân từ biến đổi khí hậu nhưng ông Thắng vẫn nhận định: “Chúng ta đã mất quá nhiều rừng tự nhiên - tấm lá chắn an toàn của mẹ thiên nhiên”. 

Theo ông Thắng, trong hơn 20 năm qua, các dự án thủy điện nhỏ được xây dựng ồ ạt. Cùng với cuộc mưu sinh của người dân và nhu cầu phát triển hạ tầng, hàng chục ngàn héc-ta rừng đầu nguồn bị tàn phá. Dù chỉ tiêu phấn đấu về độ che phủ rừng hằng năm đều tăng nhưng không phản ánh nhiều về chất lượng, khả năng giữ đất, giữ nước, sức chống chịu thiên tai. 

“Phần lớn các vùng bị lũ dữ, sạt lở đất, ngoài những yếu tố về địa chất, hầu hết nằm ở những nơi đồi núi trọc, rừng nghèo, tỷ lệ rừng tự nhiên rất thấp. Khi mất rừng, mất đất, tất yếu sẽ mất khả năng điều tiết. Nước ở thượng nguồn là nguyên nhân kích hoạt cho lũ quét và sạt lở đất, nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn và tai họa khủng khiếp hơn” - đại biểu Thắng bức xúc.

Do đó, đại biểu này đề nghị Chính phủ kiên quyết chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá đầy đủ thực trạng rừng hiện nay, đặc biệt về chất lượng rừng, khả năng thực tế về độ che phủ, tình hình phát triển các dự án thủy điện nhỏ, nhất là khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Ngoài ra, Quốc hội cần tăng cường giám sát, có các quyết sách mạnh mẽ, kiên quyết loại bỏ các dự án, công trình không hiệu quả, ảnh hưởng đến rừng. Trong quy hoạch và kế hoạch phát triển, nhất thiết phải giải quyết cho được vấn đề phát triển nhanh nhưng phải bền vững. 

“Một hành động kiên quyết, mạnh mẽ hôm nay dẫu phải hy sinh một phần về kinh tế trước mắt, nhưng chắc chắn sẽ mang lại sự sống an toàn cho hàng chục triệu người dân miền núi và vùng hạ du, không lặp lại thảm họa mỗi mùa mưa bão đến” - đại biểu Thắng nhấn mạnh. 

Cảnh sạt lở kinh hoàng ở nhiều xã vùng cao huyện Phước Sơn, tỉ nh Quảng Nam trong đợt lũ cuối tháng 10/2020 - ẢNH: NGUYỄN DƯƠNG
Cảnh sạt lở kinh hoàng ở nhiều xã vùng cao huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam trong đợt lũ cuối tháng 10/2020 - Ảnh: Nguyễn Dương

Minh Quang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI