Lũ dữ đi qua, để lại những căn nhà xiêu vẹo, trống trơn: “Còn chi nữa mô mà dọn dẹp”

06/10/2022 - 12:30

 

“Mất hết rồi, không còn gì nữa!”, chị La Thị Vân (36 tuổi, giáo viên trường Mầm non Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) ngậm ngùi, mắt hướng về ngôi nhà chỉ còn 2 bức tường trơ trọi, xung quanh ngổn ngang đất đá.
“Mất hết rồi, không còn gì nữa!”, chị La Thị Vân (36 tuổi, giáo viên Trường mầm non Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) ngậm ngùi, mắt hướng về ngôi nhà chỉ còn 2 bức tường trơ trọi, xung quanh ngổn ngang đất đá.
Chồng mất 6 năm trước do đột quỵ, để lại mình chị với 2 con nhỏ (đứa lớn học cấp 2, đứa nhỏ đang học tiểu học). Mấy tháng trước, nữ giáo viên này gom góp và vay thêm 300 triệu đồng để xây căn nhà mới. Khi vừa vào nhà mới ở vọn vẹn 2 tháng thì lũ dữ ập về, cuốn trôi tất cả giấc mơ an cư của người mẹ đơn thân này.
Chồng chị Vân mất 6 năm trước do đột quỵ, để lại chị và 2 con nhỏ (đứa lớn học cấp 2, đứa nhỏ đang học tiểu học). Mấy tháng trước, chị gom góp và vay thêm 300 triệu đồng để xây căn nhà mới. Khi vừa vào nhà mới ở được 2 tháng thì lũ dữ ập về, cuốn trôi tất cả.
Ngôi nhà cấp 4 kiên cố nằm bên mép con suối Huồi Giảng trong xanh từng là tổ ấm của mẹ con chị Vân, nằm bên mép con suối Huồi Giảng trong xanh. “Lúc lũ ập về, tôi thầm nghĩ nó chỉ trôi phần nhà bếp thôi. Cho đến khi chạy nạn trở về thì nhà cửa tan tành, chỉ còn mấy bức tường cũng đã vỡ nát. Toàn bộ tài sản bên trong đã bị cuốn trôi”, chị Vân nghẹn ngào nói.
Ngôi nhà cấp 4 kiên cố nằm bên mép con suối Huồi Giảng trong xanh từng là tổ ấm của mẹ con chị Vân. “Lúc lũ ập về, tôi thầm nghĩ nó chỉ trôi phần nhà bếp thôi. Cho đến khi chạy nạn trở về thì nhà cửa tan tành, chỉ còn mấy bức tường cũng đã vỡ nát. Toàn bộ tài sản bên trong đã bị cuốn trôi”, chị Vân nghẹn ngào.

 

Ngồi thẫn thờ bên dòng suối Huồi Giảng, anh Bành Đạt Kiệt (28 tuổi) nhìn ngôi nhà nay chỉ còn là một bãi đất trống lổm ngổm đá, nói rằng, chỉ trong vài phút, lũ dữ đã cướp đi tất cả. “Lúc nước dâng cao hơn 1m, tôi vội chạy. Chạy lên được chỗ cao nhìn lại thì thấy nhà mình ào ào đổ sập. Quay về thì không thấy gì nữa. Đến mấy chỉ vàng cưới vợ chồng không dám dùng đến, bỏ vào két sắt làm kỷ niệm cũng bị lũ cuốn trôi”, anh Kiệt nói trong vô vọng.
Ngồi thẫn thờ bên dòng suối Huồi Giảng, anh Bành Đạt Kiệt (28 tuổi) nhìn ngôi nhà nay chỉ còn là một bãi đất trống lổm ngổm đá, nói rằng, chỉ trong vài phút, lũ dữ đã cướp đi tất cả. “Lúc nước dâng cao hơn 1m, tôi vội chạy. Chạy lên được chỗ cao nhìn lại thì thấy nhà mình ào ào đổ sập. Quay về thì không thấy gì nữa. Đến mấy chỉ vàng cưới vợ chồng không dám dùng đến, bỏ vào két sắt làm kỷ niệm cũng bị lũ cuốn trôi”, anh Kiệt nói trong vô vọng.
Xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn) là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất trong trận lũ quét sáng 2/10 vừa qua. Người dân nơi đây cho biết, chưa bao giờ họ thấy suối Huồi Giảng “gào thét” kinh hoàng đến vậy. Nước lũ tràn về dữ dội, mang theo những tảng đá rất lớn, gốc cây khủng theo. Đi tới đâu, dòng nước lũ san phẳng nhà dân tới đó. Nhiều ngôi nhà may mắn không bị cuốn đi, nay cũng chỉ còn trơ trọi lại bộ khung, bên trong nhà đã “rỗng ruột”, chẳng còn tài sản gì.
Xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn) là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất trong trận lũ quét sáng 2/10 vừa qua. Người dân nơi đây cho biết, chưa bao giờ họ thấy suối Huồi Giảng “gào thét” kinh hoàng đến vậy. Nước lũ tràn về dữ dội, mang theo những tảng đá rất lớn và nhiều gốc cây khủng. Đi tới đâu, dòng nước san phẳng nhà dân tới đó. Nhiều ngôi nhà may mắn không bị cuốn đi, nay cũng chỉ còn trơ lại bộ khung, bên trong chẳng còn gì.
Nằm cô quạnh trong căn nhà ngổn ngang bùn đất bên dòng Huồi Giảng, ông Vi Văn Kỷ (50 tuổi, trú bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ) nói trong nước mắt “còn chi nữa mô mà dọn dẹp”. Căn nhà sàn của ông Kỷ nằm bên mép suối, may mắn không bị cuốn trôi, song nay đã xiêu vẹo, có nguy cơ đổ sập. Tài sản bên trong hầu hết đã bị cuốn trôi, số ít còn lại bị đất đá vùi lấp.
Nằm cô quạnh trong căn nhà ngổn ngang bùn đất bên dòng Huồi Giảng, ông Vi Văn Kỷ (50 tuổi, trú bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ) nói trong nước mắt: “Còn chi nữa mô mà dọn dẹp”. Căn nhà sàn của ông Kỷ nằm bên mép suối, may mắn không bị cuốn trôi, song đã xiêu vẹo, có nguy cơ đổ sập. Tài sản bên trong hầu hết đã bị cuốn trôi, số ít còn lại bị đất đá vùi lấp.
Ông Kỷ bảo rằng, giờ may ra tận dụng được bộ khung để dựng lại nhà, nhưng ngoài khả năng vì không còn tiền. “Có lẽ tấm ảnh con trai này là thứ duy nhất còn nguyên vẹn duy nhất sau trận lũ”, ông Kỷ nghẹn ngào nói khi lục tìm được mấy tấm ảnh của con trai còn mắc kẹt trong tủ.
Ông Kỷ nói, giờ may ra tận dụng được bộ khung để dựng lại nhà, nhưng điều này nằm ngoài khả năng vì ông không còn tiền. “Có lẽ tấm ảnh con trai này là thứ duy nhất còn nguyên vẹn sau trận lũ”, ông Kỷ nghẹn ngào nói khi lục tìm được mấy tấm ảnh của con trai còn mắc kẹt trong tủ.
Nhiều ngôi nhà kiên cố may mắn không bị lũ cuốn trôi, nhưng bị đất, gốc cây tràn vào vùi lấp quá nửa nhà. Lớp đất cát nén chặt, vùi lấp hầu hết tài sản của người dân trong trận lũ.
Nhiều ngôi nhà kiên cố may mắn không bị lũ cuốn trôi, nhưng đất, gốc cây tràn vào vùi lấp quá nửa nhà. Lớp đất cát nén chặt, vùi lấp hầu hết tài sản của người dân trong trận lũ.
Ngày thứ 5 sau khi trận lũ tràn qua, người dân xã Tà Cạ vẫn chưa hết ám ảnh về đêm chạy lũ kinh hoàng. Không còn nhà cửa, hàng chục gia đình hiện đang phải tá túc ở nhà hàng xóm.
Ngày thứ 5 sau khi trận lũ tràn qua, người dân xã Tà Cạ vẫn chưa hết ám ảnh về đêm chạy lũ kinh hoàng. Hàng chục gia đình không còn nhà cửa hiện đang phải tá túc ở nhà hàng xóm.
Trở về nhà sau khi đêm chạy lũ, nhiều người dân chỉ còn biết khóc khi thấy nhà cửa đổ nát, trống trơn. Đồ dùng sinh hoạt bên trong nay được thay thế bằng đất, đá, gốc cây…
Trở về nhà sau đêm chạy lũ, nhiều người chỉ biết khóc khi thấy nhà cửa đổ nát, trống trơn, đồ dùng sinh hoạt bên trong nay được thay bằng đất, đá, gốc cây…
“Mùa đông sắp đến rồi, không biết gia đình sẽ phải ở đâu để tránh rét. Mấy ngày nay vợ con may có nhà hàng xóm để ở nhờ, nhưng không thể ở mãi được”, anh Vi Văn Dền ngậm ngùi nói.
“Mùa đông sắp đến rồi, không biết gia đình sẽ phải ở đâu để tránh rét. Mấy ngày nay ở nhờ hàng xóm, nhưng không thể ở mãi được”, anh Vi Văn Dền ngậm ngùi nói.
Ông Thò Bá Rê - Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, trận lũ lịch sử đã khiến 55 gia đình không còn chỗ ở do nhà bị cuốn trôi, đổ sập hoàn toàn; hơn 100 ngôi nhà khác bị hư hỏng nặng. “Có những người chỉ kịp chạy lũ, khi về thì không còn gì, chỉ còn lại duy nhất một bộ quần áo đang mặc trên người”, ông Rê nói.
Ông Thò Bá Rê - Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn - cho biết, trận lũ lịch sử đã khiến 55 gia đình không còn chỗ ở do nhà bị cuốn trôi, đổ sập hoàn toàn; hơn 100 ngôi nhà khác bị hư hỏng nặng. “Có những người chỉ kịp chạy lũ, khi về thì không còn gì, chỉ còn lại duy nhất bộ quần áo đang mặc trên người”, ông Rê nói.

Ông Thò Bá Rê - Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn - cho biết, một vết nứt kéo dài hơn 100m, sâu 1m vừa xuất hiện ở bản Hòa Sơn (xã Tà Cạ) đang đe dọa nhiều hộ dân. “Ngọn núi nằm ở phía Tây của bản Hòa Sơn đã xuất hiện vết nứt vòng cung khá lớn. Tôi nghĩ nếu cứ đà này nó không đổ sập năm này thì cũng năm khác. Nhưng nếu mưa cục bộ lớn thì cả quả núi này cũng sẽ đổ ập xuống bản làng lúc nào không hay”, ông Rê nói.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, UBND huyện Kỳ Sơn yêu cầu chính quyền xã Tà Cạ kiên quyết đưa các hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở cao khi mưa lớn. Về lâu dài, huyện sẽ lập dự án tái định cư cho các hộ dân. Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách của địa phương còn hạn chế, huyện sẽ đề nghị UBND tỉnh Nghệ An có phương án hỗ trợ.

Phan Ngọc

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=