Lũ cuốn trôi khu tập thể, 14 người chết và mất tích

05/09/2013 - 09:11

PNO - Chiều tối 4/9, trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có mưa to đến rất to. Đến 21 giờ 30, tại xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, đã xảy ra lũ quét, sạt lở đất, cuốn trôi cả mấy gian nhà khu tập thể giáo viên trường trung học cơ sở xã...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Ngay sau khi lũ xảy ra, các thầy cô giáo và học sinh ở những gian nhà còn lại đã tri hô ứng cứu, đồng thời thông báo cho xã huy động dân quân và lực lượng tại chỗ hỗ trợ nhà trường tìm kiếm các nạn nhân.

Đến 2 giờ ngày 5/9, lực lượng cứu hộ tại chỗ đã cứu được 11 nạn nhân bị lũ cuốn trôi trong tình trạng bị thương và tìm thấy thi thể 2 nạn nhân, hiện còn 12 người mất tích. Như vậy, theo đánh giá sơ bộ, trận lũ đã làm chết, mất tích và bị thương 25 người, hư hỏng một ôtô, vỡ hơn 10 ao cá hồi, một số nhà dân và điểm trường bị lũ cuốn trôi.

Ngay sau khi lũ xảy ra, các thầy cô giáo và học sinh ở những gian nhà còn lại đã tri hô ứng cứu, đồng thời thông báo cho xã huy động dân quân và lực lượng tại chỗ hỗ trợ nhà trường tìm kiếm các nạn nhân. Nhưng do đêm tối, trời vẫn tiếp tục mưa to, lũ dữ nên đến 22 giờ 15 các lực lượng tìm kiếm cứu nạn mới cứu được 5 người.

Theo thầy Sáng, hiệu trưởng nhà trường, do chuẩn bị cho ngày khai giảng (5/9) nên số thầy, cô giáo có mặt tại trường khá đầy đủ nên khả năng thương vong đối với nhà trường là rất lớn.

Ngay sau khi nhận được tin, huyện Sa Pa đã huy động lực lượng ứng cứu đi bộ vượt 10km đường rừng vào hỗ trợ xã tìm kiếm nạn nhân. Đến sáng 5/9, lực lượng ứng cứu của tỉnh đã tăng cường vào đến địa bàn xã Bản Khoang và đang tích cực tìm kiếm những người mất tích, giúp địa phương, nhà trường khắc phục thiên tai.

Thông tin qua điện thoại di động từ nơi xảy ra lũ dữ, hiện Ban chỉ huy phòng chống bão lũ của huyện Sa Pa và tỉnh Lào Cai đã nhận được thông tin và đưa lực lượng vào ứng cứu, nhưng do mưa lũ, sạt đất tắc đường nên xe cơ giới không thể vào đến trung tâm trường được.

Điểm trường Trung học cơ sở Bản Khoang cách thị trấn Sa Pa khoảng 20km về phía Tây Bắc, đường giao thông chủ yếu là đường rải đá cấp phối, qua nhiều khe suối, nhiều đoạn mới mở rộng nên thường xảy ra trượt lở.

Theo Lục Văn Toán (TTXVN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI