Lớp học đặc biệt ở ngôi trường đặc biệt

09/11/2024 - 06:18

PNO - Dù mới trải qua 1 năm học tiếng Việt, song hàng chục học sinh Lào đã tự tin bắt đầu học chương trình THPT.

Trường Phổ thông DTNT THPT Nghệ An số 2 (xã Nghi Ân, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) có hơn 90% học sinh là con em các đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Nghệ An. Năm học 2024-2025, ngôi trường đặc biệt này còn có 61 lưu học sinh Lào theo học. Chương trình này được tỉnh Nghệ An triển khai từ năm học 2023-2024. Đây là chủ trương nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ Việt - Lào trong xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong tình hình mới.
Trường Phổ thông DTNT THPT Nghệ An số 2 (xã Nghi Ân, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) có hơn 90% học sinh là con em các đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Nghệ An. Năm học 2024-2025, ngôi trường đặc biệt này còn có 61 lưu học sinh Lào theo học. Chương trình này được tỉnh Nghệ An triển khai từ năm học 2023-2024, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ Việt - Lào trong xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong tình hình mới.
Học sinh Lào được miễn phí toàn bộ học phí và bố trí ăn, ở, sinh hoạt và học tập tại trường Phổ thông DTNT THPT Nghệ An số 2. Sau khi nhập học, các em sẽ được giáo viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An dạy tiếng Việt 1 năm. Sau đó, các em tiếp tục học Chương trình giáo dục cấp THPT của Việt Nam và chương trình tăng cường theo chuẩn quốc tế trong 3 năm.
Học sinh Lào được miễn phí toàn bộ học phí và bố trí ăn, ở, sinh hoạt và học tập tại trường Phổ thông DTNT THPT Nghệ An số 2. Sau khi nhập học, các em sẽ được giáo viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An dạy tiếng Việt 1 năm. Sau đó, các em tiếp tục học Chương trình giáo dục cấp THPT của Việt Nam và chương trình tăng cường theo chuẩn quốc tế trong 3 năm.
Đến nay, lớp K1 Lào gồm 30 học sinh đã hoàn thành 1 năm học Tiếng Việt và bắt đầu học chương trình lớp 10. Thầy Hồ Quốc Việt - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, dù thời gian học chưa dài, song phần lớn học sinh đã đọc thông, viết thạo, nhiều em viết chữ rất đẹp, tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt. Hiện lưu học sinh Lào cũng đã ổn định việc học tập, sinh hoạt và hòa đồng với các học sinh khác đang học tại trường.
Đến nay, lớp K1 Lào gồm 30 học sinh đã hoàn thành 1 năm học tiếng Việt và bắt đầu học chương trình lớp Mười. Thầy Hồ Quốc Việt - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, dù thời gian học chưa dài, song phần lớn học sinh đã đọc thông, viết thạo, tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt. Hiện lưu học sinh Lào cũng đã ổn định việc học tập, sinh hoạt và hòa đồng với các học sinh khác đang học tại trường.
Không chỉ nói chuyện tốt, nhiều học sinh Lào còn viết chữ rất đẹp.
Không chỉ nói chuyện tốt, nhiều học sinh Lào còn viết chữ khá đẹp.
Em Takarn Sihalay - học sinh lớp K1 Lào - nói rằng, học tiếng Việt khá khó và vất vả. Song nhờ được các giáo viên nhiệt tình giảng dạy, ngoài ra Takarn Sihalay còn thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện với các bạn người Việt Nam ở ký túc xá nên giờ đã có thể nói chuyện bình thường với các bạn cùng trường.
Em Takarn Sihalay - học sinh lớp K1 Lào - nói rằng, học tiếng Việt khá khó và vất vả. Song nhờ được các giáo viên nhiệt tình giảng dạy, ngoài ra Takarn Sihalay còn thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện với các bạn người Việt Nam ở ký túc xá nên giờ đã có thể nói chuyện bình thường với các bạn cùng trường.
Để tạo điều học tập tốt nhất cho học sinh, Trường Phổ thông DTNT THPT Nghệ An số 2 cũng dành một không gian bố trí sách giáo khoa bằng tiếng Lào trong thư viện.
Để tạo điều học tập tốt nhất cho học sinh, Trường Phổ thông DTNT THPT Nghệ An số 2 cũng dành một không gian bố trí sách giáo khoa bằng tiếng Lào trong thư viện.
Em Soukthida Keosynuan - học sinh lớp K1 Lào - cho biết, lần đầu học xa nhà nên rất nhớ người thân. “Học xa nhà, thời tiết ở Việt Nam lại khác ở quê, thay đổi thất thường và rất nhanh nên thời gian đầu em rất hay ốm. Giờ cũng dần thích nghi nên đỡ hơn rồi” - Soukthida Keosynuan nói.
Em Soukthida Keosynuan - học sinh lớp K1 Lào - cho biết, lần đầu học xa nhà nên rất nhớ người thân. “Học xa nhà, thời tiết ở Việt Nam lại khác ở quê, thay đổi thất thường và rất nhanh nên thời gian đầu em rất hay ốm. Giờ cũng dần thích nghi nên đỡ hơn rồi” - Soukthida Keosynuan nói.
Ngoài học kiến thức, lưu học sinh Lào còn được dạy các kỹ năng như: học Võ, học đánh bóng chuyền, rửa bát đũa, lau dọn phòng ăn, sắp xếp chăn màn… để dần thích nghi với cuộc sống tự lập.
Ngoài học kiến thức, lưu học sinh Lào còn được dạy các kỹ năng như: học võ, học đánh bóng chuyền, rửa bát đũa, lau dọn phòng ăn, sắp xếp chăn màn… để dần thích nghi với cuộc sống tự lập.
Học sinh Lào thích thú gói bánh chưng ngày tết cổ truyền của Việt Nam. Những hoạt động được tổ chức và các ngày lễ cũng là dịp để học sinh Lào tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam - Ảnh: Văn Đạt
Học sinh Lào thích thú gói bánh chưng ngày tết cổ truyền của Việt Nam. Những hoạt động được tổ chức và các ngày lễ cũng là dịp để học sinh Lào tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam - Ảnh: Văn Đạt
Khi đã đi vào nề nếp, học sinh Lào cũng bị cấm sử dụng điện thoại theo quy định chung của trường. Việc tra cứu tài liệu phục vụ học tập đều phải sử dụng phòng máy của trường.
Khi đã đi vào nề nếp, học sinh Lào cũng bị cấm sử dụng điện thoại theo quy định chung của trường. Việc tra cứu tài liệu phục vụ học tập đều phải sử dụng phòng máy của trường.
Ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An - cho biết, việc tiếp nhận và đào tạo cho lưu học sinh Lào đã được Nghệ An thực hiện từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, từ năm 2023, Nghệ An mới ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào sang học chương trình THPT. Đây cũng là tỉnh đầu tiên trên cả nước thực hiện mô hình này. “Trong quá trình học, nhà trường sẽ khảo sát nguyện vọng của học sinh, từ đó phối hợp với gia đình để định hướng nghề nghiệp cho các em sau khi tốt nghiệp THPT” - ông Hoàn nói.
Ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An - cho biết, việc tiếp nhận và đào tạo cho lưu học sinh Lào đã được Nghệ An thực hiện từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, từ năm 2023, Nghệ An mới ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào sang học chương trình THPT. Đây cũng là tỉnh đầu tiên trên cả nước thực hiện mô hình này. “Trong quá trình học, nhà trường sẽ khảo sát nguyện vọng của học sinh, từ đó phối hợp với gia đình để định hướng nghề nghiệp cho các em sau khi tốt nghiệp THPT” - ông Hoàn nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI