Lời ru của mẹ - dịu dàng đời con

24/10/2021 - 15:08

PNO - Khi trẻ ngủ, lời ru của mẹ tựa như dòng sông mát dịu, từng cơn gió thổi vào tai lời rì rầm yêu thương...

Một đứa trẻ nếu được lớn lên giữa tiếng ru dịu ngọt của mẹ, chắc chắn tâm hồn sẽ được tưới tắm những yêu thương. Ngược lại, nếu đứa trẻ lớn lên giữa muôn vàn tiếng chửi thề hay những lời cãi vã, chắc chắn sau này những ám ảnh về mặt âm thanh sẽ không ngừng đè nặng tâm hồn.

Vậy thì cơn cớ gì ta không cho trẻ được lớn lên giữa những âm thanh của sự ngọt ngào và tình yêu thương?

Chị bạn tôi cho rằng mọi đứa trẻ được sinh ra trên đời này đều cần một “công thức” chung để dạy bảo. Có lần, chị bảo chị không thể chịu đựng được tiếng ru của một người phụ nữ ở nhà sát vách. Chị nhức đầu và dị ứng với tiếng ru đó. Mỗi lần nghe người phụ nữ kia ru con, chị lập tức “nổi đóa” và đeo tai “phone” vào.
 

 

Tò mò, tôi đoán lời ru của người phụ nữ kia chắc là ghê lắm hoặc tệ lắm nên chị mới phản ứng như vậy. Nhưng không, tình cờ tôi cũng nghe được lời ru đó, tôi thấy nó ngọt lịm, âu yếm làm sao.

Khi nghe được giọng ru này, tôi cảm nhận khác chị bạn. Tôi nghĩ em bé kia thật hạnh phúc, chắc là bé đang thiu thiu đi vào giấc nồng say, tay đang mân mê bầu vú mẹ hay đang nhoẻn miệng cười. Trong giấc ngủ của bé có tiếng sáo đồng, có cánh diều no gió, có lũy tre xanh, có dáng mẹ nghiêng nghiêng nón lá dưới ráng chiều…

Những lời ầu ơ ví dầu của người mẹ nghe thật dịu ngọt, từng giọt nồng yêu thương cứ thấm dần thấm dần vào làn tóc mây đang phất phơ và từng nhịp thở đều đều của bé.

Đâu phải không có lý do mà ca dao, tục ngữ Việt Nam đi vào lòng người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hát ru cũng là một cách để nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ, để sau này khi lớn lên, trẻ có một tâm hồn thiện lương, một con người sống đầy tình cảm, biết yêu thương, biết nhớ ơn, biết đâu là quê hương là nguồn là cội.

Thử hỏi những đứa trẻ Việt Nam, có đứa nào không biết và không thể đọc lại rành rọt câu hát ru “Ầu ơ, ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo, gập ghềnh khó đi”.

Những người mẹ trẻ bây giờ, dù nhạc Tây nhạc ta xập xình, dù tiếng Anh, tiếng Mỹ nói như một phản xạ vô điều kiện thì vẫn không thể nào không biết câu ví dầu huyền thoại này. Đó chính là nét văn hóa rất đẹp của người Việt từ bao đời, sao chị lại “dị ứng” nhỉ, tôi cứ thắc mắc mãi như thế.

Tôi nhớ, ngày xưa, lúc tôi sinh con đầu ở Bệnh viện An Nhơn, nằm gần tôi có sản phụ kia còn khá trẻ, tóc nhuộm vàng hoe. Cô thường mở máy điện thoại cho con mình nghe nhạc thính phòng, nhạc Beethoven. Có lẽ, cô bé này đọc đâu đó rằng nếu cho trẻ nghe nhạc thính phòng hay nhạc của Beethoven thì con mình khi lớn lên sẽ thông minh, sáng dạ.

 

Âm nhạc làm thanh lọc tâm hồn và nuôi dưỡng tâm hồn, ngay cả tiếng nhạc phát ra từ chiếc điện thoại vô tri cũng có tác dụng, huống hồ lời hát ru được hát từ người mẹ, từ tình cảm ấp iu của người mẹ?

Nhiều người vẫn cho rằng, khi trẻ ngủ, nếu ru trẻ sẽ tập cho trẻ thói quen xấu vì nếu mẹ không ru nữa, trẻ sẽ quấy khóc, không chịu ngủ. 

Riêng tôi thấy ngược lại, tôi tập ru con từ lúc chưa sinh con. Khi trẻ ngủ, lời ru của mẹ tựa như dòng sông mát dịu, từng cơn gió thổi vào tai lời rì rầm yêu thương, đôi khi tôi xen lồng vào lời ru cả nỗi lòng của mình.

 

Khi lớn lên, trẻ sẽ nhớ hoài lời ru của mẹ, sẽ nhớ về những ngày ấu thơ được ấp iu trong vòng tay yêu thương của mẹ. Đó cũng là nền tảng cho nhân cách trẻ sau này lớn lên, va chạm với cuộc đời.

Đối diện nhà tôi có một chị trạc tuổi tôi, cũng vừa sinh con. Thỉnh thoảng buổi tối đi phơi đồ, tôi được nghe chị ru con. Chồng chị làm xe ôm công nghệ, chị buôn bán nhỏ, nghe đâu quê chị ở miền Trung.

Những ngày giãn cách xã hội, vợ chồng chị gặp nhiều khó khăn. Tối hôm qua, tôi quét sân, cũng nghe chị ru, tiếng được tiếng mất: “Ầu ơ, chiều chiều ra đứng ngõ sau, trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều”. Lời ru của chị cất lên vào những ngày này, nghe thật buồn, thật thương… 

Huyền Nga

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.