Loạn bằng giả ở Trung Quốc

08/01/2017 - 20:00

PNO - Thông qua trang web giáo dục ĐH được thành lập từ năm 2013, TQ đã cảnh báo về các trường ĐH giả mạo. Đến năm 2016, tính ra đã có 430 trường bị đưa vào danh sách đen.

Tháng 6/2015, sdaxue.com, trang web giáo dục chuyên cung cấp thông tin về các trường ĐH ở TQ đã công bố danh sách 118 trường ĐH giả tại 25 tỉnh thành nước này, trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải và Giang Tô.

Đây là lần thứ tư Sdaxue công bố danh sách đen, trong khi thực tế, cứ sau khi có kết quả tuyển sinh ĐH hàng năm là “cơn mưa” các trường ĐH giả lại xuất hiện. Tất cả trường ĐH bị đưa vào danh sách đen đều không đăng ký với Bộ Giáo dục TQ, nghĩa là không được phép nhận sinh viên cũng như cấp bằng.

39/118 trường ĐH trong danh sách đen có kèm địa danh Bắc Kinh trong tên gọi. Các trường này đều nhái tên và trang web của các trường ĐH nổi tiếng đang hoạt động.

Shen Jiangping, Giám đốc nội dung của trang nói, danh sách đen được lập ra từ dữ liệu do công ty thu thập và thông tin từ cư dân mạng đã được xác minh từ cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục.

Theo , hầu hết nạn nhân bị lừa là học sinh thi ĐH không tốt nhưng vẫn muốn vào ĐH, hoặc không muốn học ĐH nhưng lại muốn có bằng để tìm cơ hội việc làm tốt hơn. Từ 2013-2014, đã vạch mặt 210 trường ĐH giả mạo và đa số đều bị Bộ Giáo dục cấm hoạt động.

Xia Xue, người sáng lập cho biết, trường giả ở TQ chỉ là một phần của thị trường béo bở liên quan đến bọn tội phạm chuyên lừa đảo các sinh viên tương lai.

Chúng giả mạo hoặc sao chép tên, website của các trường cao đẳng và ĐH đang được ưa chuộng để “chiêu sinh”, dụ các sinh viên đóng học phí cho chúng. Sau này, những kẻ lừa đảo còn “rút kinh nghiệm”, chỉ sử dụng tên tuổi của các trường kém nổi tiếng hơn để đỡ bị “soi”.

Trang ví von, TQ là đất nước có rất nhiều thứ giả, nay đến ĐH cũng… giả. Thậm chí, ở TQ có thể mua bằng giả từ trường thật. Ước tính, hiện có hơn 1.000 người hoạt động mua bán bằng giả trên internet, giá từ 180 đến 4.500 nhân dân tệ (655 USD).

Bằng được gửi cho người “tốt nghiệp” trong vài ngày, thậm chí chỉ sau một ngày! Thông thường, những kẻ lừa đảo gửi cho sinh viên thông tin thanh toán sớm so với các trường thực. Đây là một tính toán của chúng vì nếu có bị điều tra thì địa chỉ IP của trang web giả lại nằm ở Hồng Kông.

Trong thực tế, thông tin trên trang đã giúp nhiều học sinh TQ tránh được nguy cơ mua nhầm bằng giả. Đau lòng là không ít học sinh mắc bẫy, uổng phí những năm tháng thanh xuân theo học các trường cao đẳng giả, khi tốt nghiệp mới phát hiện sự thật phũ phàng.

THIỆU HƯNG (Theo ) 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI