Loài cây trồng một lần cho thu hoạch “nửa đời người” giúp dân bản thoát nghèo

28/04/2025 - 17:38

PNO - Chỉ cần trồng một lần có thể thu hoạch liên tục hàng chục năm, cây tre mét không chỉ giúp người dân vùng cao từng bước xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần ngăn sạt lở đất, lũ quét.

Tương Dương là huyện miền núi có diện tích rộng nhất tỉnh Nghệ An và cũng là huyện rộng nhất Việt Nam. Nơi đây có hệ thống thảm thực vật rất đa dạng, phong phú. Ngoài những loài gỗ quý hiếm nằm trong sách đỏ như sến, pơ mu, sa mu, đinh hương, trai… huyện vùng cao này còn có nhiều giống cây bản địa mang lại giá trị kinh tế cao, trong đó cây tre mét.
Tương Dương là huyện miền núi có diện tích rộng nhất tỉnh Nghệ An, và cũng là huyện rộng nhất Việt Nam. Nơi đây có hệ thống thảm thực vật rất đa dạng, phong phú. Ngoài những loài gỗ quý hiếm nằm trong sách đỏ như sến, pơ mu, sa mu, đinh hương, trai… huyện vùng cao này còn có nhiều giống cây bản địa mang lại giá trị kinh tế cao, trong đó có cây tre mét.
Tre mét được người dân huyện Tương Dương trồng từ hàng chục năm trước để lấy măng, làm vật liệu xây dựng, đan lát… Với hiệu quả kinh tế của loài cây đa tác dụng này mang lại, diện tích cây tre mét ngày càng được mở rộng và đang dần trở thành cây trồng chủ lực, giúp người dân ở các huyện miền núi Nghệ An như Con Cuông, Tương Dương… có thêm thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Tre mét được người dân huyện Tương Dương trồng từ hàng chục năm trước để lấy măng, làm vật liệu xây dựng, đan lát… Với hiệu quả kinh tế của loài cây đa tác dụng này mang lại, diện tích cây tre mét ngày càng được mở rộng và đang dần trở thành cây trồng chủ lực, giúp người dân ở các huyện miền núi Nghệ An như Con Cuông, Tương Dương… có thêm thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Chị Lô Thị Hằng (57 tuổi, trú xã Tam Quang, huyện Tương Dương) cho biết, trồng tre mét có nhiều ưu thế hơn so với các loại cây lấy gỗ như: keo, tràm. Loài cây này phát triển nhanh, ít sâu bệnh, thường bắt đầu cho thu hoạch sau 4-5 năm trồng. Tre mét chỉ cần trồng một lần rồi thu hoạch hàng chục năm mà không tốn công chăm sóc.
Bà Lô Thị Hằng (57 tuổi, trú xã Tam Quang, huyện Tương Dương) cho biết, trồng tre mét có nhiều ưu thế hơn so với các loại cây lấy gỗ như: keo, tràm. Loài cây này phát triển nhanh, ít sâu bệnh, thường bắt đầu cho thu hoạch sau 4-5 năm trồng. Tre mét chỉ cần trồng một lần rồi thu hoạch hàng chục năm mà không tốn công chăm sóc.
Với gần 3ha tre mét, mỗi năm vợ chồng chị Hằng thu về từ 30-35 triệu đồng. “Cây tre mét có thể thu hoạch quanh năm, để càng già, thân cây lớn thì giá bán tăng thêm nên tôi xem nó như của để dành. Con đang học đại học, lúc nào cần tiền gửi cho con thì tôi chặt 100 - 120 cây để bán” - chị Hằng nói.
Với gần 3ha tre mét, mỗi năm vợ chồng bà Hằng thu về từ 30-35 triệu đồng. “Cây tre mét có thể thu hoạch quanh năm, để càng già, thân cây lớn thì giá bán tăng thêm nên tôi xem nó như của để dành. Con đang học đại học, lúc nào cần tiền gửi cho con thì tôi chặt 100 - 120 cây để bán” - bà Hằng nói.
Tre mét được trồng theo bụi với mật độ 300-400 bụi/ha. Trung bình mỗi bụi tre mét được thu hoạch 5-8 cây/năm. Theo kinh nghiệm của người dân, khi thu hoạch tre mét, phải chặt sát gốc để tránh cả bụi cây không bị thoái hóa, thoáng mặt bằng để lớp măng sau phát triển.
Tre mét được trồng theo bụi với mật độ 300-400 bụi/ha. Trung bình mỗi bụi tre mét được thu hoạch 5-8 cây/năm. Theo kinh nghiệm của người dân, khi thu hoạch tre mét, phải chặt sát gốc để tránh cả bụi cây không bị thoái hóa, thoáng mặt bằng để lớp măng sau phát triển.
Cũng như tre, cây tre mét sau khi thu hoạch được cắt bỏ ngọn, cành để thuận tiện cho việc vận chuyển từ trên núi xuống đường.
Cũng như tre, cây tre mét sau khi thu hoạch được cắt bỏ ngọn, cành để thuận tiện cho việc vận chuyển từ trên núi xuống đường.
Bà Lương Thị Thuận (65 tuổi, trú xã Tam Quang) cho biết, tre mét gần như không phải bỏ công chăm sóc, nhưng vẫn cho thu hoạch đều đặn hàng năm. Tuy nhiên, việc vận chuyển tre mét từ trên rừng về nhà để bán cho thương lái khá vất vả. “Năm nay giá tre mét khá cao. Nếu bán cho thương lái mang về xuông để làm vật liệu xây dựng thì giá từ 25.000-35.000 đồng/cây tùy loại, còn nếu bán cho nhà máy sản xuất giấy thì có giá 10.000-12.000 đồng/kg” - bà Thuận nói.
Bà Lương Thị Thuận (65 tuổi, trú xã Tam Quang) cho biết, tre mét gần như không phải bỏ công chăm sóc, nhưng vẫn cho thu hoạch đều đặn hàng năm. Tuy nhiên, việc vận chuyển tre mét từ trên rừng về nhà để bán cho thương lái khá vất vả. “Năm nay giá tre mét khá cao. Nếu bán cho thương lái mang về xuông để làm vật liệu xây dựng thì giá từ 25.000-35.000 đồng/cây tùy loại, còn nếu bán cho nhà máy sản xuất giấy thì có giá 10.000-12.000 đồng/kg” - bà Thuận nói.
Ông Nguyễn Hải Âu - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Tương Dương - cho biết, tre mét được trồng theo bụi, thu hoạch theo phương pháp “tỉa” dần những cây già, không “cạo trọc” cả ngọn đồi như cây keo. Hơn nữa tre mét còn có bộ rễ rất khỏe, bám sâu vào đất nên ngoài tác dụng trong phát triển kinh tế, loài cây này còn góp phần phủ xanh đồi trọc, giúp hạn chế lũ lụt rất tốt.
Ông Nguyễn Hải Âu - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Tương Dương - cho biết, tre mét được trồng theo bụi, thu hoạch theo phương pháp “tỉa” dần những cây già, không “cạo trọc” cả ngọn đồi như cây keo. Hơn nữa tre mét còn có bộ rễ rất khỏe, bám sâu vào đất, nên ngoài tác dụng trong phát triển kinh tế, loài cây này còn góp phần phủ xanh đồi trọc, giúp hạn chế lũ lụt rất tốt.
Ông Nguyễn Văn Hòa - Trưởng phòng Nông nghiệp và môi trường huyện Tương Dương - cho biết, toàn huyện Tương Dương hiện có gần 1.800ha cây tre mét. Cây tre mét dễ trồng, kinh phí đầu tư không lớn nên rất phù hợp với đồng bào các dân tộc ở huyện Tương Dương. Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng cây tre mét làm các sản phẩm đồ mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, nguyên liệu giấy tăng cao nên việc tiêu thụ tre mét của bà con cũng dễ dàng hơn. “Đây được xem là loài cây lấy ngắn nuôi dài. Trong khi nếu trồng keo phải mất 5-6 năm mới thu hoạch thì cây tre mét cho thu hoạch đều đặn mỗi năm” - ông Hòa nói.
Ông Nguyễn Văn Hòa - Trưởng phòng Nông nghiệp và môi trường huyện Tương Dương - cho biết, toàn huyện Tương Dương hiện có gần 1.800 ha cây tre mét. Cây tre mét dễ trồng, kinh phí đầu tư không lớn nên rất phù hợp với đồng bào các dân tộc ở huyện Tương Dương. Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng cây tre mét làm các sản phẩm đồ mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, nguyên liệu giấy tăng cao, nên việc tiêu thụ tre mét của bà con cũng dễ dàng hơn. “Đây được xem là loài cây lấy ngắn nuôi dài. Trong khi nếu trồng keo phải mất 5-6 năm mới thu hoạch, thì cây tre mét cho thu hoạch đều đặn mỗi năm” - ông Hòa nói.
Tre mét tuy ít sâu bệnh nhưng hay đổ ngã nên địa phương hướng dẫn và khuyến cáo bà con không nên trồng ở những vùng có luồng gió mạnh đi qua. Theo ông Hòa, hiện địa phương này đang phối hợp cùng với các đơn vị liên quan xúc tiến xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) đối với rừng tre mét nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu đối với những sản phẩm của cây tre mét. Đồng thời kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm, giúp người dân tăng thu nhập.
Tre mét tuy ít sâu bệnh, nhưng hay đổ ngã, nên địa phương hướng dẫn và khuyến cáo bà con không nên trồng ở những vùng có luồng gió mạnh đi qua. Theo ông Hòa, hiện địa phương này đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan xúc tiến xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) đối với rừng tre mét, nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu những sản phẩm của cây tre mét. Đồng thời kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm, giúp người dân tăng thu nhập.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI