Lo sợ "liên minh 8 nước" thành sự thật, Trung Quốc "rình mò" Mỹ - Nhật - Ấn tập trận

16/06/2016 - 20:13

PNO - Reuter đưa tin, hôm 15/6, một tàu do thám của Trung Quốc đã bí mật “theo đuôi” tàu sân bay John C. Stennis của Mỹ trong buổi tập trận chung với Nhật Bản và Ấn Độ.

Ông Gregory C. Huffman, Chỉ huy tàu Stennis cho biết: “Có một tàu Trung Quốc cách tàu Stennis khoảng 11 đến 16 km. Con tàu này đã đi theo chúng tôi từ Biển Đông”.

Tuy nhiên, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Kháng cho rằng ông không hay biết về sự kiện này.

Lo so
Một tàu do thám của Trung Quốc đã bí mật “theo đuôi” tàu sân bay John C. Stennis của Mỹ trong buổi tập trận chung với Nhật Bản và Ấn Độ.

Chương trình diễn tập của ba nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ thể hiện mối quan ngại về việc Trung Quốc ngày càng tăng cường sự ảnh hưởng tại vùng biển Tây Thái Bình Dương – nơi Bắc Kinh nghiễm nhiên coi là “sân sau” của mình. Cuộc tập trận hải quân Malabar bắt đầu từ hôm qua, 10-6, tại khu vực cách quần đảo Senkaku khoảng 400 km, gần với Biển Đông và sẽ kéo dài cả tuần.

Cuộc tập trận thường niên này gần đây đã được mở rộng từ khuôn khổ giữa 2 nước là Mỹ và Ấn Độ trở thành cuộc tập trận chung giữa ba nước với thành viên thứ ba là Nhật Bản.

Theo đó, việc có hơn 100 phương tiện chiến đấu gồm tàu chiến, máy bay chiến đấu và máy bay do thám tham gia cuộc tập trận Malabar năm nay đã thể hiện quy mô cũng như mục đích của nó.

Trong số các phương tiện có tàu sân bay lớp Nimitz USS John C Stennis của Mỹ, hơn 20 tàu chiến lớn, khoảng 50 trực thăng săn ngầm, máy bay do thám hàng hải tầm xa và hơn 100 máy bay khác, trong đó có chiến đấu cơ Super Hornet.

Trong diễn biến khác, cũng trong hôm 15/6, Tokyo đã cáo buộc một tàu do thám Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải phía nam Nhật bản ở khu vực đảo Kyushu. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc này và cho rằng đây là hành động đúng luật, tuân theo nguyên tắc tự do hàng hải.

Lo so
Cuộc tập trận hoành tráng của 3 nước

Trước đấy, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích cuộc tập trận này là một hành động gây hấn và làm gia tăng căng thẳng.

Được biết,  Hải quân Mỹ sẽ cử tàu thuộc Đội tàu Số 3 đến Đông Á trong tương lai. Người này nói thêm, các tàu sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác nhau trên biển, song không nói rõ chi tiết. Cả hai đội tàu trên đều trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ. Trước đó vào tháng 4, tàu USS Spruance và USS Momsen của Đội tàu Số 3 đã đến khu vực này.

Tờ Nikkei Asian Review (Nhật Bản) dẫn lời chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, cho biết, động thái điều thêm tàu thuyền của Mỹ được đưa ra “trong bối cảnh khu vực đang bất ổn và đầy rẫy lo ngại”, ám chỉ những hành động của Trung Quốc.

Đáp trả lại hành động quân sự trên của Mỹ, Trung Quốc đã rất tức giận chỉ trích, các nhà chức trách Trung Quốc lại đổ lỗi cho Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Đại sứ Trung Quốc tại Anh, ông Lưu Hiểu Minh, nói với hãng Reuters tuần trước rằng biển Đông vẫn bình lặng, hòa bình trước khi xuất hiện cái gọi là “tái cân bằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương” của Mỹ.

 Phía Bắc Kinh đã từng vẽ ra kịch bản Mỹ - Nhật tái hiện lại lịch sử "8 nước liên minh" hòng xâm nhập nước này. Dường như Trung Quốc đang khá lo sợ khi gần đây Mỹ - Nhật liên tục đẩy mạnh các hợp tác quân sự trên Thái Bình Dương nên nước này đã phải phái những tàu do thám đến để lén lút thu thập tình hình quân sự của Washington và Tokyo.

Khánh Ly

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI