Lo sợ bị bỏ lại phía sau, TT Obama hướng ông Trump theo những gì đã dàn xếp ở Syria?

13/12/2016 - 11:11

PNO - Tình hình phía đông Aleppo đang có nhiều diễn biến khác nhau bởi những chiến thắng liên tục trong thời gian gần đây của quân đội Syria và Nga. Mỹ lo sợ sẽ bị đẩy ra ngoài cuộc chiến...

Theo báo cáo mới đây của Trung tâm hòa giải các bên tham chiến ở Syria, hàng ngàn dân thường đã chạy thoát khỏi khu vực kiểm soát của các chiến binh ở Aleppo. Trong đêm ngày 8 và 9/12 vừa qua với sự hỗ trợ của quân đội Nga, khoảng 8.500 người trong đó có 2.900 trẻ em đã rời khỏi khu vực bị chiếm đóng bởi những kẻ khủng bố.

Trong vòng ba tuần gần đây, quân đội chính phủ Syria và lực lượng dân quân đã chiếm lại hơn 90% diện tích phía đông lãnh thổ Aleppo, nơi bị quân khủng bố chiếm đóng từ năm 2012.

Phó giám đốc Viện nghiên cứu các quốc gia độc lập (CIS) Vladimir Yevseyev cho biết: "Bước đầu báo cáo cho biết trên phần lãnh thổ còn lại bị khủng bố chiếm giữ có khoảng 200.000 dân thường. Nếu tính được tổng những người đã chạy thoát, thì sẽ biết số người còn ở lại tại khu vực bị phiến quân kiểm soát. Còn cụ thể bao nhiêu người ở lại thì rất khó biết".

Giám đốc Trung tâm dự báo quân sự Anatoly Tsyganok cho rằng hoạt động của quân đội Syria và Nga tại Aleppo đã có những thành công chưa từng có không chỉ về mặt chiến thuật, mà chính những hành động này đã vượt ra ngoài vai trò chiến thuật của nó.

Ông Tsyganok cũng nhấn mạnh: "Họ không chỉ chiến đấu, mà còn hỗ trợ nhân đạo và mở ra đường thoát khỏi khu vực giao chiến cho các thường dân cũng như thực hiện chức năng thông tin. Nó chỉ ra rằng quân đội Nga và Syria còn giải quyết cả những vấn đề đặc thù của việc gìn giữ hòa bình và quân đội nói chung".

Nỗi lo ngại của Washington

Ngày 8/12, cùng với những tin tức về giải phóng khu vực phía Đông Aleppo, Tổng thống Barack Obama cũng dỡ bỏ các hạn chế cung cấp vũ khí cho Syria - quốc gia bị Mỹ cho rằng đã tài trợ cho khủng bố.

Thêm vào đó, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về vấn đề Syria ông Staffan de Mistura cũng cho rằng cần thiết phải xem xét khả năng nối lại các cuộc đàm phán liên Syria. Sau cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ông Mistura nhận xét: "Có lẽ giờ là lúc nghiêm túc xem lại việc thay đổi, xem liệu có thể tổ chức một cuộc thảo luận chính trị ở đâu và như thế nào".

Giám đốc Trung tâm Chiến lược truyền thông Dmitry Abzalov nhắc lại việc Tổng thống Obama đã tìm cách ngăn chặn các sáng kiến của Nga tại Syria do lo ngại Mỹ có thể bị bỏ lại đằng sau quá trình đàm phán. Ông Abzalov cho biết, việc giải phóng phần còn lại của Aleppo sẽ cần khoảng một tuần, sau khi đánh đuổi được đến chiến binh cuối cùng thì sẽ bắt đầu đàm phán với quy mô lớn.

Lo so bi bo lai phia sau, TT Obama huong ong Trump theo nhung gi da dan xep o Syria?
Lo sợ bị bỏ lại phía sau, TT Obama hướng Trump theo những gì đã dàn xếp ở Syria?

Về phần mình ông Vladimir Yevseyev nhận định: "Ông Obama dù chỉ còn vài tuần nữa là kết thúc nhiệm kỳ, đã cố gắng triển khai các hoạt động thiết lập cho sự tham gia của Mỹ ở Syria, làm tiền đề cho một chuỗi các hành động kế nhiệm của ông Donald Trump. Ông có ý muốn buộc ông Trump phải tiếp tục các chính sách của mình tại Trung Đông, nhưng điều đó không có nghĩa rằng Tân Tổng thống Trump sẽ tiếp tục đi theo hướng như ông Obama mong muốn".

Ông Anatoly Tsyganok cho rằng, nhiều khả năng Mỹ sẽ hành động theo kế hoạch đã định trước: tận dụng lợi thế đàm phán để tập hợp các phe đối lập, trang bị cho họ và rồi quay lưng lại với quân đội chính phủ Assad. Ông này cho rằng, Tổng thống Obama đang tận dụng thời gian còn lại của mình để thực hiện chính sách lật đổ chế độ hiện nay ở Syria.

Giới chuyên gia cho biết, việc dỡ bỏ hạn chế chính thức của Nhà Trắng trong việc cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria là một ý tưởng rất nguy hiểm. Tình hình Syria hiện nay vô cùng phức tạp, và bất kỳ loại vũ khí nào nằm trong tay của phe đối lập ôn hòa cũng đều phải xử lý triệt để.

Nếu các chiến binh IS sở hữu hệ thống phòng không vác vai MANPADS, thì không loại trừ khả năng chúng sẽ bắn hạ tất cả, kể cả máy bay Mỹ. Khi đó thì không thể đưa ra lệnh cấm bắn vào máy bay Mỹ bằng văn bản như những gì người ta chứng kiến vào tháng 11 vừa qua khi giải phóng thành phố Bakhdida của Iraq, nằm gần Mosul.

Ông Dmitry Abzalov lưu ý: "Vấn đề đặt ra là loại vũ khí nào sẽ được cung cấp.Về nguyên tắc thì không cần thiết dùng tới MANPADS để tấn công Raqqa".

Đồng tình với ý kiến trên, ông Anatoly Tsyganok cho rằng ngoài MANPADS có thể sử dụng hệ thống tên lửa để bắn hạ máy bay cũng như các mục tiêu trên không.

Ông Vladimir Yevseyev cho biết: "Các lô vũ khí mới cung cấp cho quân đối lập Syria rất nguy hiểm, có khả năng nó sẽ bị Quốc hội phản đối cũng như một số nghị sĩ sẽ ngầm phá hoại. Người Mỹ hiểu rằng ông Obama sẽ sớm rời Nhà Trắng, và chẳng ai muốn chịu trách nhiệm cho quyết định vội vàng của mình".

Tuy nhiên, chuyên gia quân sự cũng cảnh báo nếu quyết định của ông Obama nhận được sự chấp thuận của đại biểu và Thượng nghị sĩ Mỹ, thì Tân Tổng thống Donald Trump sẽ gặp khó khăn khi hủy bỏ nó.

"Quyết định gỡ bỏ hạn chế cung cấp vũ khí cho Syria chỉ mang tính chất chung chung. Việc cấp cụ thể loại vũ khí nào đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của Quốc hội", ông Dmitry Abzalov nhấn mạnh.

Minh Đức

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI