Lo lắng vì vùng Nam Bộ ít kinh nghiệm đối phó với bão

24/12/2017 - 11:17

PNO - Tại cuộc họp sáng 24/12, bão số 16 được nhận định đạt cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4, chỉ sau cấp thảm họa. Nhiều địa phương đang cấp tập lên phương án chằng chéo nhà cửa và cho học sinh nghỉ học sớm

Cấp độ thiên tai sau mức thảm họa

Sáng 24/12, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tại về ứng phó bão số 16 (Tembin), ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết trong 24 giờ tới, bão chủ yếu di chuyển theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h) và có khả năng mạnh thêm.

Khi bão tới đảo Trường Sa Lớn (quần đảo Trường Sa) sẽ còn ở giật ở cấp 13. Vùng từ Bà Rịa- Vũng Tàu đến Cà Mau, Kiên Giang dự báo sẽ là vùng ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão này.

Lo láng vì vùng Nam Bọ ít kinh nghiẹm dói phó vói bão
Bão số 16 cảnh báo đạt mức độ rủi ro thiên tai cấp 4 sau khi đổ bộ vào đất liền

Đến 16h ngày 25/12, vị trí tâm bão ở trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/h), giật cấp 15, sóng biển cao 8-10m. Vào khoảng đêm 25/12, rạng sáng 26/12, bão sẽ đổ bộ vào đất liền.

Tâm bão sau khi vào đất liền và qua mũi Cà Mau sẽ vào tới khu vực Nam Bộ. Lúc này, bão dự kiến còn cấp 10, rủi ro thiên tai cấp độ 4 nên ảnh hưởng rất lớn đến khu vực này.

Đáng lưu ý, từ ngày 26/12 sẽ có đợt không khí lạnh mạnh kèm theo rét đậm, rét hại. Hoàn lưu bão rộng kết hợp với đợt không khí lạnh này gây mưa lớn từ Quảng Ngãi đến Phú Yên, Khánh Hoà. Lượng mưa vào khoảng 200mm nên các địa phương cần chủ động ứng phó.

Lo nhà cửa yếu, các địa phương ít kinh nghiệm đối phó

Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, tính đến sáng 24/12, đã thông báo tới 60.413 phương tiện với 307.742 lao động về diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.

Các địa phương cũng đang gấp rút thực hiện chằng chống nhà cửa, cây ăn trái. Tại Cà Mau, 8.114 ngôi nhà đã chằng chống. Hiện các tỉnh thành như TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đang rà soát và đã lên phương án di dời, sơ tán đến nơi an toàn.

Tại Bến Tre, dự kiến học sinh nghỉ học từ ngày 25 và 26/12 để đảm bảo an toàn. Tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo sở GD-ĐT có kế hoạch cho học sinh nghỉ học trước 24 giờ so với thời điểm dự báo bão ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh. Các tỉnh khác đang rà soát tùy tình hình diễn biến bão sẽ có kế hoạch cho học sinh nghỉ học sau.

Lo láng vì vùng Nam Bọ ít kinh nghiẹm dói phó vói bão
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng phát biểu tại cuộc họp

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh, đây là cơn bão mạnh lại có diễn biến rất phức tạp, diện rộng, do đó đề nghị các bộ, ngành, các địa phương tiếp tục khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó. Cần chú ý đảm bảo an toàn tàu thuyền không chỉ trên biển mà thuyền bè, thuyền du lịch, ghe nhỏ trên các sông ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

"Chúng ta phải nỗ lực lớn để giảm thiểu thiệt hại khi bão vào, đặc biệt đến tính mạng của người dân. Bởi vùng này nhà cửa rất yếu, người dân lại ít kinh nghiệm ứng phó với bão", Thứ trưởng Thắng cảnh báo. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến vấn đề úng ngập tại các đô thị do bão kết hợp với không khí lạnh gây mưa tại khu vực này.

H.Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI