Lính biển về thăm thành phố

15/12/2015 - 16:51

PNO - 16g ngày 12/12, 85 cán bộ, chiến sĩ tiêu biểu đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, biển đảo Tổ quốc về thăm TP.HCM.

16g ngày 12/12, 85 cán bộ (đường 3 tháng 2, Q.10, TP.HCM). 85 cán bộ, chiến sĩ tiêu biểu đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, biển đảo Tổ quốc về thăm TP.HCM, chương trình do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UB MTTQ) Việt Nam - Hội đồng quản lý Quỹ “Vì biển đảo quê hương - vì tuyến đầu Tổ quốc” tổ chức từ ngày 12/12/2015 đến ngày 18/12/2015.

Đoàn đã có một tối giao lưu thật vui, với sự đón tiếp nồng hậu của UB MTTQ cùng các đoàn thể vào ngày 12/12. Thiếu tá Bùi Mạnh Hùng - Chính trị viên tàu 8001, Vùng Cảnh sát biển 3 chia sẻ:

“Đất liền hướng về hải đảo, các chiến sĩ hải đảo còn mong ngóng đất liền nhiều hơn. Vinh dự được chọn về thăm thành phố mang tên Bác trong dịp này, ai cũng náo nức. Sáng nay, chia tay đồng đội để vào thành phố tham dự chương trình, lòng bùi ngùi, bởi đã 18 năm nay, hầu như lúc nào tàu nhổ neo tôi cũng đi cùng đồng đội cảnh sát biển, đây là lần đầu tiên chúng tôi đại diện để đi giao lưu. Khi trở về, tôi sẽ kể lại câu chuyện, tấm lòng người Sài Gòn để hun đúc tinh thần, tình cảm cho lính biển”.

Linh bien ve tham thanh pho
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Hội LHPN TP. HCM thăm hỏi các chiến sĩ - Ảnh: Phùng Huy

Thiếu tá Bùi Mạnh Hùng sinh năm 1974 ở vùng biển Nghĩa Phúc, H.Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Là con trai duy nhất trong gia đình có đến sáu chị em gái, có bố từng là bộ đội, lẽ ra anh Hùng không phải đi nghĩa vụ. Thế nhưng, năm 1988, sự kiện 64 chiến sĩ hy sinh khi đang bảo vệ đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) đã thôi thúc anh.

Anh kể: “Hàng chục đám tang diễn ra ở làng tôi, không khí bi thương tràn vào lớp học, tại buổi chào cờ đầu tuần trong những tháng ngày đó, lớp thanh niên chúng tôi cùng tuyên thệ sẽ tiếp bước các chiến sĩ, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương… Tới năm 18 tuổi, tôi nộp đơn xin vào hải quân”.

Năm 1998, khi lực lượng Cảnh sát biển được thành lập, thiếu tá Bùi Mạnh Hùng là một trong những chiến sĩ đầu tiên của ngành. Suốt từ đó đến nay, anh trưởng thành theo những chuyến ra khơi. Từ một người lính bình thường, giờ anh đã là chính trị viên, lãnh đạo tàu. Chức vụ càng cao, nhiệm vụ càng nặng nề.

Người lính mỗi năm có 25 ngày phép, quy định như vậy, nhưng là chỉ huy cả một con tàu nên suốt bao nhiêu năm qua, anh chưa một lần được hưởng trọn tiêu chuẩn phép của mình. Anh mỉm cười: “Công việc mà, có khi vừa đặt chân xuống sân bay, chưa kịp ra sảnh để lấy hành lý hay gặp vợ con thì đã nhận được lệnh trở lại tàu… Không biết bao lần tôi đã làm vợ tủi hờn”.

Giọng anh chùng xuống, rồi lại cười xòa: “Có lẽ nhờ kinh nghiệm đó, nên mỗi lần anh em chiến sĩ đau khổ vì bị người yêu hay vợ giận cầu cứu, tôi đều vui vẻ giúp đồng đội. Có người phụ nữ nào quen được cảnh có khi mấy chục ngày gọi vào số máy chồng nhưng vô vọng. Nhưng nghề của chúng tôi là vậy, biết phải làm sao”.

Rơi vào hoàn cảnh như thiếu tá Hùng, anh Vũ Văn Tưởng - chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/12 cũng nhiều phen “tâm trạng” với những trận dỗi hờn của vợ. Tưởng sinh năm 1980, quê gốc ở Hải Phòng, ngày tình nguyện vào quân đội, anh xin theo học trinh sát ở Trường Sĩ quan Lục quân 1. Tưởng suốt đời sẽ theo bộ binh, nhưng không ngờ cơ duyên đưa đẩy anh chuyển sang hải quân rồi được đưa ra tận nhà giàn DK1.

Anh kể: “Ban đầu, cũng như mọi người, tôi sững sờ khi tận mắt mình thấy nhà giàn, nơi mình sẽ sống và chiến đấu lại thế này sao? Thế nhưng chỉ một ngày sống ở giàn, tôi cảm nhận được trọng trách của mình nơi đầu sóng ngọn gió ấy. Suốt bốn năm qua, tôi không rời xa được. Nguyên năm 2014, 2015 tôi không đi phép ngày nào… Quả là thiệt thòi cho vợ thật!”.

Linh bien ve tham thanh pho

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI