Liệu pháp tế bào tua: hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư

05/03/2015 - 14:23

PNO - PN - Liệu pháp tế bào tua hay một số người còn gọi là liệu pháp “tế bào gốc trong điều trị ung thư” không chỉ giúp người tìm ra nó đoạt giải Nobel năm 2011 mà còn giúp cho chính “chủ nhân” của phương pháp này - Giáo sư Ralph...

edf40wrjww2tblPage:Content

Tin vui nhân dịp đầu năm 2015 là, sau quá trình tiến hành nghiên cứu, sắp tới đề tài “Nghiên cứu phân lập và sử dụng tế bào miễn dịch (tế bào tua) trong điều trị ung thư” của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) đang chờ nghiệm thu và có thể triển khai ứng dụng điều trị trên người, mở ra hy vọng mới cho người bệnh.

Thời gian qua, nhiều địa phương đã công bố điều trị thành công cho người bệnh ung thư (UT) bằng phương pháp xạ trị liều cao rồi cấy tế bào gốc (TBG) (chủ yếu là TBG tạo máu) để tái tạo hệ thống miễn dịch và máu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này, bên cạnh những ưu điểm còn có nhược điểm là khi xạ trị liều cao có khả năng tiêu diệt cả tế bào lành tính khác, đặc biệt việc ứng dụng trong các trường hợp khối u đã di căn còn nhiều khó khăn. Vậy phải làm thế nào để vừa có thể “quét sạch” tế bào UT lại vừa có thể bảo tồn được những tế bào tích cực khác?

Các nhà khoa học đã giải quyết bài toán này bằng liệu pháp “tế bào tua” (Dendritic cells - là tế bào chuyên trình diện kháng nguyên (tế bào APC) chuyên nghiệp cho các tế bào miễn dịch như tế bào lympho T, lympho B và tế bào diệt tự nhiên (NK) trong đáp ứng miễn dịch của động vật có vú, kể cả người). Một điều đáng ghi nhận là nhờ cơ chế kích hoạt hệ miễn dịch, tế bào tua bên cạnh khả năng giúp các tế bào của hệ miễn dịch “tìm, diệt” tế bào UT ác tính, kể cả TBG UT thì tế bào tua còn có khả năng kích thích tạo ra hệ thống miễn dịch (như vắc-xin) cho người bệnh, nhằm ngăn chặn nguy cơ tái phát/di căn của tế bào ác tính trên cơ thể. Liệu pháp này còn có thể góp phần điều trị các căn bệnh UT mà không thể phẫu thuật do khối u khác như UT tủy, não...

Lieu phap te bao tua: hy vong moi cho benh nhan ung thu

Nghiên cứu tế bào tua tại phòng thí nghiệm ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) chuẩn bị nghiệm thu

Đúc rút thành tựu nghiên cứu của thế giới, Phòng Thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng TBG, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM hơn 5 năm qua đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng liệu pháp này và đã có những thành công nhất định. Dự kiến đầu năm 2015, đề tài này sẽ được nghiệm thu và sau đó sẽ được triển khai giai đoạn tiếp theo để có thể điều trị lâm sàng nhằm đem lại những hy vọng mới cho người bị UT. Tiến sĩ Phạm Văn Phúc - Phó trưởng phòng Thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng TBG, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM chia sẻ.

Theo TS Phạm Văn Phúc, liệu pháp tế bào tua trong điều trị UT đã được tiến hành nghiên cứu trên chuột mang UT vú, kết quả cho thấy, khi không kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị, việc ghép tế bào tua được cảm ứng trình diện các kháng nguyên tế bào UT vú với liều một triệu tế bào đã làm khối u vú của chuột giảm kích thước đến 87,5% so với khối u ban đầu. Các kết quả trên mô hình chuột mang khối u vú người cũng cho thấy, việc ghép tế bào tua đã làm chậm, ức chế sự phát triển khối u so với chuột không điều trị.

Trên thế giới, theo thông tin trên trang clinicaltrial.gov (cổng thông tin về các nghiên cứu điều trị lâm sàng của Mỹ), đến nay đã có 574 thử nghiệm lâm sàng đã sử dụng tế bào tua trong điều trị bệnh, trong đó hầu hết là điều trị UT.

Cũng theo thống kê này, ở Mỹ đã tiến hành 351 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng với tế bào tua; tại khu vực Đông Nam Á đã có sáu nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào tua trong điều trị bệnh UT (Malaysia 1, Philippines 1, Singapore 3, và Thái Lan 1). Đến nay, liệu pháp tế bào tua đã được cho phép ứng dụng điều trị một số bệnh UT tại một số quốc gia như Mỹ vào năm 2010, Nhật vào năm 2013…

Chi phí điều trị bằng liệu pháp này ở nước ngoài khoảng vài chục đến hàng trăm ngàn USD/quy trình. Tại Việt Nam, nếu được đem vào ứng dụng điều trị thì chi phí chỉ khoảng 5.000 USD (khoảng hơn 100 triệu) đến 20.000 USD/quy trình (khoảng 400 triệu đồng).

Lieu phap te bao tua: hy vong moi cho benh nhan ung thu

Nghiên cứu về tế bào tua tại phòng thí nghiệm ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM)

Năm 2007, trong buổi gặp trao đổi về công nghệ điều trị UT mới, đoàn công tác của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM được một doanh nghiệp Trung Quốc chào bán công nghệ này với giá năm triệu USD. Khi đó, GS-TS Trương Đình Kiệt - nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM và hiện đang là Chủ tịch Hội TBG TP.HCM, đã quay sang hỏi TS Phạm Văn Phúc: “Công nghệ này mình có thể tự nghiên cứu làm được không?”.

Khi đó, TS Phúc cho biết, chúng ta có thể nghiên cứu làm được và không cần phải mua. Quan trọng hơn việc mua công nghệ giá cao là mình có thể làm chủ được công nghệ. Vậy là sau khi về nước, TS Phạm Văn Phúc đã làm hồ sơ đăng ký đề tài nghiên cứu cấp nhà nước để nghiên cứu công nghệ này và được Bộ Khoa học công nghệ duyệt kinh phí hơn 3,5 tỷ đồng. Điều thú vị nữa là công trình này được đem về triển khai nghiên cứu tại Việt Nam từ năm 2008, tức thời điểm trước khi Giáo sư Ralph Steinman được trao giải Nobel cho nghiên cứu này tới ba năm.

 TIẾN ĐẠT

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI