Liên hoan các trường sân khấu: Ngày của đặc trưng văn hoá

10/09/2013 - 07:47

PNO - PNO - Trong ngày thứ tư của Liên hoan các trường sân khấu quốc tế, nếu vở It is not suicide của School of the Arts - University Sains Malaysia (USM) đề cập những vấn đề của giới trẻ thời hiện đại thì Sudden guest của Mongolian State University...

edf40wrjww2tblPage:Content

Lien hoan cac truong san khau: Ngay cua dac trung van hoa

Sudden guest của học sinh năm thứ tư trường MSUAC có nội dung khá đơn giản, xoay quanh cuộc sống của một gia đình nhưng lại cho khán giả những khám phá thú vị về đời sống của người dân Mông Cổ trên vùng thảo nguyên bao la. Tiết mục được dàn dựng theo phong cách tả thực, tất cả đều rất thật, từ những vật dụng trong “ger” (một loại nhà ở đặc trưng của những người dân du mục Mông Cổ) đến những chi tiết rất cụ thể như sữa trong chiếc chảo trên bếp, những lá trà khô trong chiếc cối nhỏ hay âm thanh của những loài vật nuôi trong các gia đình du mục, tiếng máy xe ô tô…

Tất cả khiến sân khấu trở nên sống động và gần gũi đến bất ngờ. Không chỉ riêng khán giả Việt Nam mà nhiều khách nước ngoài có mặt tại Liên hoan đều cho biết đây là lần đầu tiên họ được tiếp cận với nghệ thuật sân khấu của đất nước Mông Cổ.

Lien hoan cac truong san khau: Ngay cua dac trung van hoa

Bên cạnh ấn tượng về cách xây dựng thực tế sống động trên sân khấu, ấn tượng về các SV MSUAC còn là sự sáng tạo trong khai thác hành động sân khấu, điều này giúp khán giả dù không hiểu lời thoại vẫn không bị rơi vào cảm giác nhàm chán khi theo dõi vở diễn. Có thể không hiểu hết từng chi tiết, nhưng bằng những hành động sân khấu, các SV vẫn cho người xem hình dung được tính cách nhân vật, đời sống tình cảm và một phần cuộc sống của người dân Mông Cổ.

Supata Drupadi - The boold of Dursavana của SV Indonesia được dàn dựng dựa trên câu chuyện Mahabharata đã đưa người xem đến với những truyền thuyết cổ xưa của đất nước indonesia.

Lien hoan cac truong san khau: Ngay cua dac trung van hoa

Dù vẫn được xem là một bài tập của sinh viên, nhưng Supata Drupadi - The boold of Dursavana như một vở diễn hoàn chỉnh, giới thiệu cả phần diễn xuất của diễn viên lẫn thủ pháp dàn dựng của đạo diễn, thiết kế sân khấu và phần phối hợp của âm thanh, ánh sáng… Không chỉ có sự phối hợp khá nhuần nhuyễn giữa diễn xuất, nhảy múa, thoại lời… các SV Indonesia còn khiến người xem bất ngờ khi họ chia sẻ : “Chúng tôi đã sử dụng 5 ngôn ngữ khác nhau của năm dân tộc tại Indonesia để mang lại những màu sắc khác nhau cho vở diễn, đồng thời mong muốn giới thiệu cho người xem những nét đặc trưng rất riêng của các dân tộc đang sinh sống tại Indonesia”.

Sự sáng tạo và nỗ lực của các SV còn đáng khen ở chỗ không chỉ cố gắng làm quen với những ngôn ngữ của các dân tộc khác, họ còn tìm hiểu đặc trưng của dân tộc đó để sáng tạo hành động biểu diễn cho phù hợp. Bởi bản thân các SV và người xem có thể không hiểu hết những lời thoại, nhưng có thể nhận biết những nét khác biệt qua tính cách nhân vật, hành động sân khấu.

Lien hoan cac truong san khau: Ngay cua dac trung van hoa

Sáng tạo bất ngờ tạo nên không khí sinh động cho phần biểu diễn của SV Indonesia là sự lồng ghép khéo léo tình huống nàng Drupadi kết hôn với năm người chồng bằng việc lần lượt mời lên SK năm khán giả nam để cùng nhảy múa với Drupadi.

Liên hoan các trường sân khấu quốc tế đang ngày càng hấp dẫn và hào hứng hơn với những nét văn hóa rất đặc trưng của mỗi quốc gia được giới thiệu bên cạnh những phương pháp, kỹ thuật đào tạo diễn viên của các trường nghệ thuật.

Bài, ảnh: THẢO VÂN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI