LHP Venice 2014: Chim bồ câu “tung cánh”

08/09/2014 - 16:03

PNO - PN - Giữa một không gian u ám của những bộ phim nói về chiến tranh, chết chóc và sự đau khổ, bộ phim tâm lý hài hiếm hoi A Pigeon Sat on a Branch Reflecting on Existence (tạm dịch Con chim bồ câu đậu trên cành ngẫm nghĩ về sự tồn tại) do...

edf40wrjww2tblPage:Content

A Pigeon Sat on a Branch Reflecting on Existence là mảnh ghép cuối cùng trong bộ ba phim nghệ thuật của đạo diễn (ĐD) Thụy Điển Roy Andersson, chiêm nghiệm về sự tồn tại của con người. Hai phim trước là Songs from the second floor (năm 2000) và You, the living (năm 2007). 14 năm cho ba tác phẩm (trong đó Songs from the second floor mất bốn năm mới xong) có thể là quãng thời gian quá dài đối với nhiều ĐD, nhưng với vị ĐD 71 tuổi người Thụy Điển này, chừng ấy năm dường như vẫn còn quá nhanh, bởi trong suốt gần năm thập niên làm nghề, ông chỉ cho ra đời năm phim truyện dài. Làm phim từ năm 1967, khởi đầu bằng những phim ngắn; đến năm 1971, khi cho ra mắt phim truyện đầu tay A Swedish Love Story - một tác phẩm tình cảm lãng mạn kể câu chuyện tình của một cặp đôi tuổi teen - tên tuổi Roy Andersson bắt đầu vụt sáng. Tuy vậy, phim thứ hai, Giliap, của ông lại thất bại thảm hại và người đàn ông này đã chờ đợi 25 năm sau mới trình làng bộ phim thứ ba Songs from the second floor. May mắn thay, bộ phim đã vực dậy lại thanh danh của ông bằng giải thưởng của ban giám khảo tại LHP Cannes 2000.

LHP Venice 2014: Chim bo cau “tung canh”

ĐD Roy Anderson nhận tượng Sư tử vàng

Các phim của Roy Andersson đặc trưng ở sự hài hước theo phong cách ngớ ngẩn, hơi châm biếm của văn hóa Bắc Âu. Phim A Pigeon Sat on a Branch Reflecting on Existence cũng không ngoại lệ. Tên phim có chút khác thường này được Roy Andersson lấy cảm hứng từ bức họa kiệt tác về mùa đông của họa sĩ Pieter Bruegel, mô tả phía dưới cánh một con chim đang bay lên là khung cảnh một ngôi làng, nơi có những người dân đang chơi trượt tuyết và một đoàn người đi săn đang trở về. Roy Andersson thổ lộ, ông tưởng tượng con chim trong bức tranh đang quan sát và tự hỏi những con người bên dưới đang làm gì.

Nếu chiến thắng của A Pigeon Sat on a Branch Reflecting on Existence mang tính bất ngờ thì việc hai bộ phim The Postman’s White Nights và The Look of silence lần lượt được trao giải Sư tử bạc ĐD xuất sắc nhất (cho Andrei Konchalovsky - Nga) và Giải thưởng lớn của ban giám khảo không gây ngạc nhiên vì hai phim này ngay từ đầu đã được đánh giá cao. Điện ảnh châu Á cũng nở mặt với giải Kịch bản hay nhất dành cho phim Tales của ĐD Iran Rakhshan Bani-Etemad, giải Phim hay nhất ở hạng mục Orizzonti (Triển vọng) cho Court của nhà làm phim Ấn Độ Chaitanya Tamhane. Court còn đoạt thêm giải Sư tử vàng tương lai Luigi de Laurentiss (hạng mục Phim đầu tay).

 Hương Nhu

Thắng lợi tinh thần ở LHP Venice cho phim Việt

Bộ phim độc lập Đập cánh giữa không trung của ĐD Việt Nam Nguyễn Hoàng Điệp đã được Hiệp hội các nhà phê bình phim châu Âu và Địa Trung Hải (FEDORA) chọn là Phim hay nhất tại Tuần lễ phê bình phim - một hoạt động bên lề LHP Venice lần thứ 71. Phim được khen ở nội dung táo bạo, cách thể hiện chân thực như nhận xét của Hollywood Reporter (Mỹ): “phản ánh đầy nhạy cảm, nhục cảm và thẳng thắn đáng ngạc nhiên về tình dục và tuổi vị thành niên ở Việt Nam”. Sau LHP Venice, Đập cánh giữa không trung hiện đang tham gia LHP Toronto (từ 4 - 14/9) ở hạng mục Discovery.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI