Leo vào quan tài để được tái sinh trong ngày đón năm mới ở Thái Lan

04/01/2023 - 18:41

PNO - Vào mỗi kỳ nghỉ năm mới, người dân Thái Lan đổ về chùa Wat Takien ở ngoại ô phía Tây Bangkok để tham gia một nghi lễ khác thường mà họ tin rằng sẽ loại bỏ vận rủi và mang lại may mắn cho cả năm.

 

Các nhà sư tụng kinh cầu nguyện trên quan tài trong khi những người bên trong hồi hướng công đức cho các thành viên gia đình đã khuất của họ. ẢNH: MẠNG TIN TỨC QUỐC GIA/ASIA
Các nhà sư đang tụng kinh cầu nguyện trên quan tài trong khi những người bên trong hồi hướng công đức cho các thành viên gia đình đã khuất của họ. 

Những người tham gia vào nghi lễ này sẽ nằm trong những chiếc quan tài mở với hoa và nhang. Họ sẽ cầm nhang và hoa ở giữa hai tay, giống như những xác chết khi được đưa vào lò hỏa táng.

Các nhà sư sau đó tụng kinh cầu nguyện trên quan tài trong khi những người bên trong hồi hướng công đức cho các thành viên gia đình đã khuất của họ.

Sau khi nghi lễ kết thúc, những người tham gia coi như mình được tái sinh và thoát khỏi những điều xui xẻo, sẵn sàng bắt đầu năm mới của họ một lần nữa.

Thường mỗi lượt nằm trong quan tài diễn ra trong khoảng 20 phút, mỗi ngày nhà chùa có thể xử lý tới 12 lượt. Sau mỗi buổi lễ, quan tài được lau chùi, khử trùng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Ngôi đền không tính phí cho buổi lễ, thay vào đó, những người tham gia có thể quyên góp bao nhiêu tùy thích vào thùng công đức.

Một nhân viên của ngôi đền nói rằng mục đích của việc nằm trong quan tài không chỉ là để loại bỏ xui xẻo mà còn là lời nhắc nhở về sự thật rằng không ai thoát khỏi cái chết. Những người tham gia buổi lễ được truyền cảm hứng để sống cuộc sống của họ một cách thận trọng.

Những người sùng đạo nằm trong quan tài mở với hoa và nhang kẹp giữa hai tay. ẢNH: MẠNG TIN TỨC QUỐC GIA/ASIA
Những người tham gia nằm trong quan tài mở với hoa và nhang kẹp giữa hai tay. 

Các nghi lễ giả chết để xua đuổi xui xẻo rất phổ biến đối với các nền văn hóa Phật giáo trên khắp châu Á, bao gồm cả ở Thái Lan, Trung Quốc, Tây Tạng và Nhật Bản. Tuy nhiên, các thủ tục thường khác nhau và tùy mỗi nơi sẽ có một có cách làm khác nhau từ nơi này sang nơi khác.

Ví dụ như với một số cộng đồng người Thái gốc Hoa, thay vì sử dụng quan tài, người ta sẽ đào một ngôi mộ và chất đầy đồ đạc của người muốn được tẩy uế. Những người theo đạo Phật ở Trung Quốc cũng tin rằng nghi lễ này giúp kéo dài tuổi thọ của người tham gia nghi thức này.

Trọng Trí (theo AFP)

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI