Lệnh cấm xuất khẩu chất thải nguy hại sang các nước đang phát triển sắp trở thành luật

23/09/2019 - 11:01

PNO - Mới đây, đã có thêm Liên bang Saint Kitts và Nevis (thuộc vùng Caribbean) đã ký vào Bản tu chính Công ước Basel, trở thành quốc gia thứ 96 phê chuẩn bản tu chính này.

Công ước về kiểm soát vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại xuyên biên giới, thường được gọi Công ước Basel, là một quy ước quốc tế được thiết lập nhằm giảm thiểu việc mua bán, xuất nhập khẩu chất thải nguy hại giữa các quốc gia, đặc biệt, ngăn chặn chất thải nguy hại từ các nước phát triển nhập cảng đến các nước kém phát triển.

Lenh cam xuat khau chat thai nguy hai sang cac nuoc dang phat trien sap tro thanh luat
Thiết bị theo dõi định vị GPS của BAN phát hiện chất thải điện tử của Mỹ được xuất khẩu bởi vỏ bọc “hàng điện tử tái chế” đã đổ vào các bãi rác bí hiểm ở Hồng Kông hồi tháng 3/2016. Việc vận chuyển này bất hợp pháp theo Bản tu đính Công ước Basel mà Trung Quốc đã phê chuẩn - Ảnh: BAN

Jim Puckett - người sáng lập và là giám đốc của Mạng lưới hành động Công ước Basel (BAN) - cho hay, bản tu chính đã có hiệu lực từ lâu. “Lệnh cấm Basel rất quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, nơi mỗi ngày nhận hàng trăm container chất thải điện tử nguy hại và rác thải không mong muốn với phần lớn trong số đó gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Chúng tôi hoan nghênh Saint Kitts và Nevis. Và bây giờ, chúng tôi kêu gọi các quốc gia chưa phê chuẩn nên làm như vậy”, Puckett nói.

Tuy nhiên, chỉ quốc gia nào thuộc các bên có mặt tại cuộc họp thứ ba của Công ước Basel diễn ra năm 1995 mới có thể được tính vào việc phê chuẩn hòng đưa Lệnh cấm Basel có hiệu lực như một điều luật quốc tế.

Hơn 20 quốc gia, bao gồm các nền kinh tế lớn như Nga, Brazil, Úc, Nhật Bản và Canada, mới chỉ dự kiến sẽ phê chuẩn tài liệu trên để Lệnh cấm Basel có hiệu lực thành luật pháp quốc tế.

Hiện Hoa Kỳ - quốc gia không phê chuẩn Công ước Basel, cũng không tham gia bản tu chính công ước. Và theo BAN, mỗi tuần, Mỹ vẫn cho phép hàng trăm container chất thải điện tử nguy hại rời khỏi cảng biển của họ xuất sang các nước đang phát triển.

BAN cho biết, họ đã theo dõi việc xuất khẩu như vậy bằng thiết bị định vị GPS và phát hiện 40% chất thải điện tử được chuyển đến các nhà tái chế Hoa Kỳ, sau đó “tìm đường” ra nước ngoài và đích đến là các nước châu Á và châu Phi. Việc xuất cảng như vậy được xem là vận chuyển phi pháp.

Quốc Ngọc (theo Eurasia Review)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI