"Leap": Vinh quang nằm trong nỗ lực

14/08/2021 - 12:01

PNO - "Leap" - bộ phim cảm động về những thăng trầm suốt 40 năm của đội bóng chuyền nữ Trung Quốc, nơi Lang Ping góp mặt ở cả hai vai trò vận động viên và huấn luyên viên.

Olympic Tokyo 2020 là lần đầu tiên trong lịch sử tham dự các kỳ Olympic, đội bóng chuyền nữ Trung Quốc dừng chân ở vòng loại và nữ huấn luyện viên (HLV) Lang Ping đã xin lỗi người hâm mộ vì thất bại này. Dù không thể đi tiếp, không ai có thể phủ nhận đội tuyển bóng chuyền nữ Trung Quốc vẫn là niềm tự hào của thể thao nước này, trong đó công lao của Lang Ping không thể kể hết. Điều này được thấy rõ hơn trong Leap - bộ phim cảm động về những thăng trầm suốt 40 năm của đội mà Lang Ping góp mặt ở cả hai vai trò vận động viên (VĐV) và HLV.

Bộ phim mở màn với sự kiện truyền hình đang tường thuật trực tiếp cuộc tranh tài giữa tuyển bóng chuyền nữ trung Quốc với tuyển Mỹ tại Olympic Bắc Kinh 2008. những thước phim tiếp theo đưa người xem trở về thập niên 1980 khi Lang ping mới bước chân vào đội tuyển quốc gia ở vị trí dự bị. nhìn những hoạt động hằng ngày của Lang Bing cũng như các cô gái trong đội bóng mới cảm nhận được sự khắc nghiệt của quá trình khổ luyện: squat 200 cái/ngày, nâng tạ 100kg, luyện bóng đến mức đầu gối và bàn tay rướm máu, giao thừa vẫn miệt mài tập... tất cả chỉ để  “Mọi phán đoán trên sân đều phải thành bản năng.

Đội tuyển bóng chuyền nữ Trung Quốc trong Leap
Đội tuyển bóng chuyền nữ Trung Quốc trong Leap

Muốn vậy, không được phép tập bừa bãi mà phải tập cả ngàn lần” như lời hLv của họ căn dặn. cả tuổi thanh xuân của các cô gái chỉ gắn với trái bóng. người thân của họ là đồng đội, cha mẹ họ chính là những hLv. hóa thân chân thật của Lydia Bai, con gái của Lang ping ngoài đời, trong vai Lang ping thời trẻ mang đến nhiều cảm xúc vì Lydia Bai không chỉ giống mẹ về ngoại hình mà còn biết chơi bóng chuyền từ năm 14 tuổi.

Bộ phim của đạo diễn Trần Khả Tân chia làm hai cột mốc: giai đoạn Lang ping là vĐv và giai đoạn bà là hLv. Thuộc thể loại tiểu sử nên Leap phảng phất hơi hướm phim tài liệu, nhất là khi Lang ping làm hLv vì các thành viên của đội bóng chuyền nữ ngoài đời như Zhu ting, Xu Yunli, hui Ruoqi… vào vai chính họ trong phim. nhờ vậy, những cảnh thi đấu giữa tuyển trung Quốc với tuyển nhật, Brazil được khắc họa sống động, khiến người xem không thể rời mắt. cũng từ lúc Lang ping nắm quyền huấn luyện tuyển nữ trung Quốc, kịch tính phim được đẩy lên.

Thú vị nhất là những phân đoạn Lang Ping đối thoại căng thẳng với các quan chức thể thao để đưa ra kế hoạch táo bạo cải tổ đội tuyển: sa thải một số nhân vật chủ lực của đội bóng, thành lập một “đội tuyển quốc gia lớn” với hơn 20 người để bất cứ tuyển thủ nào cũng có thể là trụ cột, mời các HLV nước ngoài cộng tác.

Cứng rắn trước cấp trên nhưng với học trò, Lang Ping lại rất tâm lý. Hết giờ tập, bà khuyến khích các cầu thủ hẹn hò yêu đương vì muốn họ không phải chỉ là những VĐV giỏi nhất mà còn là những con người tốt nhất. Thấy các cô gái xuống tinh thần vì bị cười nhạo sẽ về nước sớm tại Olympic Rio 2016, bà gặp họ để trải lòng về nghiệp thể thao và truyền lửa bằng những lời gan ruột: “Những gánh nặng trong quá khứ hãy để thế hệ tôi gánh vác. Các em cứ chiến đấu theo cách của mình”. Đây cũng là cảnh xúc động nhất phim.

Trailer phim Leap;

 

Phim đề tài thể thao thường khô khan nhưng Leap lại mang đến nhiều cảm xúc nhờ cách kể mạch lạc, kịch bản súc tích, góc quay đẹp (giành ba giải Phim hay nhất, Kịch bản xuất sắc, Quay phim xuất sắc tại giải thưởng điện ảnh Kim Kê 2020). Nhưng trên hết, điều đọng lại là cảm nhận sâu sắc về giá trị của những giọt mồ hôi và nước mắt trong thể thao, nhất là thể thao đỉnh cao và kèm theo đó là thông điệp: Vinh quang nằm trong nỗ lực, không phải kết quả; nỗ lực hết mình là thắng lợi hoàn toàn (anh hùng Ấn Độ Mahatma Gandhi). 

Hương Nhu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI