Lễ tế đàn Âm hồn tưởng niệm ngày kinh đô Huế thất thủ

28/06/2024 - 16:48

PNO - Cứ đến ngày 23/5 âm lịch, người dân Huế tổ chức cúng âm hồn, thể hiện tình đồng bào, tính nhân văn sâu sắc của người dân cố đô.

Sáng 28/6 (23/5 âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế Âm Hồn năm 2024, ở số 73 đường Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa, TP Huế.
Sáng 28/6 (23/5 âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ tế Âm hồn năm 2024 - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
 Theo sách Đại Nam thực lục, ngày 23/5/1885, kinh thành Huế thất thủ trước sự tấn công của quân Pháp, hàng nghìn quan quân và dân chúng chết trong cảnh binh đao hỗn loạn. Năm 1894, vua Thành Thái cho xây đàn Âm Hồn và hàng năm vào ngày 23/5 âm lịch, triều đình cử hành lễ tế.
Theo sách Đại Nam thực lục, ngày 23/5 năm Ất Dậu (1885), kinh thành Huế thất thủ trước sự tấn công của quân Pháp, hàng ngàn quan quân và dân chúng chết trong cảnh binh đao hỗn loạn. Năm 1894, vua Thành Thái cho xây đàn Âm hồn và hàng năm vào ngày 23/5 âm lịch, triều đình cử hành lễ tế.
Lễ tế Âm hồn được phục dựng theo nghi thức của triều đình, được ghi lại trên Châu bản dưới thời vua Thành Thái. Lễ tế Âm hồn là nghi lễ truyền thống tốt đẹp của người dân Huế, đồng thời đề cao giá trị nhân văn
Lễ tế Âm hồn phục dựng theo nghi thức của triều đình, được ghi lại trên Châu bản dưới thời vua Thành Thái.
Lễ tế Âm hồn gồm các nghi lễ như Lễ Quán tẩy; lễ Thướng hương; lễ Sơ hiến tửu (dâng rượu lần đầu); lễ Đọc chúc; lễ Hành Á hiến (dâng rượu lần thứ hai); lễ Chung hiến (dâng rượu lần thứ ba); lễ Dâng trà; phần hóa và lễ Tất - Ảnh Nguyễn Phúc Bảo Minh
Lễ tế Âm hồn gồm các nghi lễ như lễ Quán tẩy; lễ Thướng hương; lễ Sơ hiến tửu (dâng rượu lần đầu); lễ Đọc chúc; lễ Hành Á hiến (dâng rượu lần thứ hai); lễ Chung hiến (dâng rượu lần thứ ba); lễ Dâng trà; phần hóa và lễ Tất - Ảnh Nguyễn Phúc Bảo Minh
Việc tổ chức Lễ tế Âm Hồn không chỉ thể hiện sự tôn trọng lễ nghi, đạo lý dân tộc và hợp lòng dân, mà còn là dịp nhắc nhở về một bài học lịch sử của đất nước với ý nghĩa đề cao nghĩa cử cao đẹp trong nhận thức, hành động cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Việc tổ chức lễ tế ở đàn Âm hồn không chỉ thể hiện sự tôn trọng lễ nghi, đạo lý dân tộc và hợp lòng dân, mà còn là dịp nhắc nhở về một bài học lịch sử của đất nước - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Trong vòng một tuần lễ, từ ngày 23 đến hết tháng 5 âm lịch, những người dân ở bên ngoài Kinh thành Huế cũng tổ chức cúng tưởng nhớ những người đã mất trong sự kiện Thất thủ Kinh đô năm 1885.
Trong vòng một tuần lễ, từ ngày 23 đến hết tháng 5 âm lịch, gia đình người dân ở bên ngoài Kinh thành Huế đều tổ chức cúng tưởng nhớ những người đã mất trong sự kiện thất thủ kinh đô năm 1885 - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Nhiều năm trở lại đây, lễ tế này được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nghiên cứu và phục dựng với các nghi thức chính của triều đình xưa. Việc tổ chức và tái hiện lễ tế trong bối cảnh hiện đại, nhằm tiếp tục đề cao những nghĩa cử cao đẹp trong nhận thức, tưởng nhớ và tri ân những người đã ngã xuống khi thực dân Pháp xâm lược.
Nhiều năm trở lại đây, lễ tế này được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nghiên cứu và phục dựng với các nghi thức chính của triều đình xưa. Việc tổ chức và tái hiện lễ tế trong bối cảnh hiện đại, nhằm tiếp tục đề cao những nghĩa cử cao đẹp trong nhận thức, tưởng nhớ và tri ân những người đã ngã xuống khi thực dân Pháp xâm lược.
Nhiều năm trở lại đây, lễ tế này được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế nghiên cứu và phục dựng với các nghi thức chính của triều đình xưa - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Sau phần nghi lễ tế, người dân, quan khách cùng qua khách thắp hương tưởng niệm
Sau phần nghi lễ tế, người dân cùng quan khách thắp hương tưởng niệm tại di tích đàn Âm hồn.
Đàn Âm Hồn được xây dựng vào năm 1894 dưới triều vua Thành Thái, nhằm thờ cúng những quan binh và đồng bào đã tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô 1885 (nhằm 23.5 năm Ất Dậu). Vị trí của đàn Âm Hồn nằm ở khu vực trại lính Thần Cơ (một đơn vị pháo binh của triều Nguyễn), đây cũng là nơi có nhiều binh sĩ triều đình đã ngã xuống trong biến cố 23/5 Ất Dậu
Đàn Âm Hồn được xây dựng vào năm 1894 dưới triều vua Thành Thái, nhằm thờ cúng những quan binh và đồng bào đã tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô 1885 (nhằm 23/5 năm Ất Dậu). Vị trí của đàn Âm hồn nằm ở khu vực trại lính Thần Cơ (một đơn vị pháo binh của triều Nguyễn). Đây cũng là nơi có nhiều binh sĩ triều đình đã ngã xuống trong biến cố 23/5 Ất Dậu. Địa chỉ hiện nay của Đàn Âm hồn là số 73 Ông Ích Khiêm phường Thuận Hòa, TP Huế.
Năm 2023 vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã tiến hành bảo tồn, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích Đàn Âm hồn trên diện tích 1.159m2. Gồm phục hồi đàn tế; bảo tồn nhà để đồ tự khí (Thần khố); tôn tạo cổng và tường rào bảo vệ di tích; tôn tạo bia đá tưởng niệm; hệ thống sân vườn, đường giao thông nội bộ, cây xanh… Dự án có tổng mức đầu tư hơn 8,8 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách của tỉnh.
Năm 2023, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tiến hành bảo tồn, tôn tạo và phục hồi di tích Đàn Âm hồn trên diện tích 1.159m2. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 8,8 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách của tỉnh - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI