Lễ rước rể của làng Tà Mun

27/10/2020 - 05:29

PNO - Người Tà Mun theo chế độ mẫu hệ, con cái đều mang họ mẹ. Trong hôn nhân, các cô dâu phải theo tục “cưới chồng”. Chú rể được nhà gái rước về và phải ở rể, ba năm sau đó mới được ra ở riêng.

Hôm nay già làng Lâm Xích khoác lên mình chiếc áo bộ đội cũ, không còn ở trần hết ngày này qua ngày khác như mọi hôm. Tiệm sửa xe máy của già làng cũng tạm dẹp. Ngày (30/8 âm lịch) làng Tà Mun thuộc ấp Thạnh Hiệp, xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh sẽ bắt đầu ăn tết cổ truyền Sa uônul - Côka muônul cho đến hết mùng 2/9 âm lịch.

Già làng vui vẻ nói: “Vụ lúa T'ro đã tuốt về bỏ vào bồ, chỉ còn luộc lên phơi khô, đem giã nấu bánh tét. Xong tết nhà Lâm Líp có đám cưới. Chú tới dự lễ rước rể nhen”. Mười năm trước, tôi từng được dự đám cưới người Tà Mun do già làng Danh Khiêu, ở xã Tân Bình, thành phố Tây Ninh, mời. Hỏi già làng Lâm Xích: “Đám cưới bây giờ có khác trước không?”. Ông trầm ngâm: “Cũng lược bớt một số ít thủ tục rườm rà, còn vẫn y vậy”.

Người Tà Mun theo chế độ mẫu hệ, con cái đều mang họ mẹ. Trong hôn nhân, các đôi nam nữ được tự do tìm hiểu, yêu thương nhau, nhưng phải theo tục “cưới chồng”. Chú rể được nhà gái rước về và phải ở rể, ba năm sau đó mới được ra ở riêng.

Chị Lâm Líp, năm nay 45 tuổi, đang ngồi sảy thóc, không giấu nổi niềm vui: “Con Lâm Sool cưới được thằng chồng hiền lắm. Không biết hút thuốc, nhậu nhẹt. Làm ruộng khỏe như con bò. Từ bữa ông mai sang nhà trai ngỏ lời xin cưới rể, về nghe kể lại tui ưng bụng lắm”.

Hồi sau tết Nguyên đán của người Kinh, thấy con gái đi chơi về nói để bụng thương chàng trai tên Danh Biêu (20 tuổi) bên huyện Dương Minh Châu, chị Líp bàn với chồng: “Con Sool 19 tuổi, cho cưới chồng được rồi”. Gia đình cậy nhờ ông mai sang nhà trai xin cưới rể.

Mấy bữa sau, ông mai bên nhà trai cũng tới, tìm hiểu thêm về cô dâu tương lai và gia đình nhà gái. Mọi việc đều trông cậy vào hai ông mai. 

Lễ rước rể của người Tà Mun - Ảnh: Quang Quý
Lễ rước rể của người Tà Mun - Ảnh: Quang Quý

Hồi đầu tháng Tám, ông mai nhờ thầy coi ngày để làm lễ cột chỉ cho đôi trẻ. Trên bãi đất trống trước nhà gái, người ta trồng một cây gậy dài chừng 1,5m, trên đầu cột một con dao nhọn. Chị Líp trải cho hai đứa một cặp chiếu bông mới để chúng ngồi quỳ lạy. Khi bốn bàn tay cùng chắp lạy bên cây đao, cha mẹ và họ hàng hai bên bắt đầu cột chỉ cổ tay cho đôi trai gái. Nhà gái cột chỉ cho chú rể và ngược lại. Những vòng chỉ đủ màu sắc tượng trưng cho lời cầu chúc hạnh phúc trọn vẹn, thủy chung. Lễ buộc chỉ hay lễ dạm hỏi được tổ chức trọng thể tại nhà gái, nhà trai cũng đem gạo thịt qua phụ làm cỗ. Xong lễ này, sẽ là lễ cưới, nhà gái đi rước rể về.

Nói tới chuyện đi rước rể, già làng Lâm Xích bảo nhà gái chọn ông mai phải thuộc nhiều câu hát đối đáp, để khi gặp nhà trai còn hát cho suôn sẻ, lúc rước rể về đến cổng, đối đáp cho hợp tình hợp lý, đừng gây khó khi đưa chú rể vào nhà.

Ngày đẹp đã được chọn, nhà gái cử một đoàn đại diện quần áo sặc sỡ, rộn ràng đi rước rể. Thủ tục cũng trang trọng như lễ rước dâu, có lời phát biểu của hai ông mai đại diện cho hai họ. Rồi chính hai ông mai dẫn đầu đoàn rước rể. Chú rể một tay cầm đầu cây gậy tre tươi đi theo ông mai nhà trai.

Đoàn rước phía sau vừa đi vừa hát, gánh theo lễ vật gồm hai cái đầu heo luộc, gà vịt, bánh trái. Đồ dùng cá nhân của chú rể được các cô gái mang theo cùng. Về đến cổng nhà gái, cả đoàn phải dừng lại trước một cây tre chắn ngang lối vào nhà. Nhịp điệu “xaven keo kốc” rộn ràng, mọi người cùng hát múa, chờ ông mai nhà trai có lời lẽ và mời rượu ông mai nhà gái. Ai cũng khéo miệng, vui vẻ, nên cây chắn được mở nhanh chóng, đón đoàn vào trong nhà.

Đồ lễ được bày lên gian thờ nhà gái, gồm hai đầu heo và con gà luộc, bánh trái, hoa quả. Hai ông mai có lời trao rể xong, cô dâu và chú rể quỳ lạy tổ tiên ông bà, lại được mọi người tới cột chỉ cổ tay và cho tiền mừng. Hồi hộp nhất là cuối lễ, chú rể ôm quần áo, mền gối, nắm vạt áo vợ theo vào phòng cưới, chính thức đời làm rể ba năm ở nhà vợ, để sau đó vợ chồng ra ở riêng, cất nhà ngay cạnh nhà cha mẹ vợ, sinh con và chăm sóc phụng dưỡng ông bà ngoại. 

Phương Phương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.