Lễ hội điện Huệ Nam được công nhân Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

30/03/2025 - 18:04

PNO - Sáng 30/3, tại Nghinh Lương Đình, Sở VH-TT TP Huế tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam.

Đi thuyền thồng  Trẩy hội điện Huệ Nam trên
Đi thuyền rồng ngược lên phía thượng nguồn sông Hương trẩy hội điện Huệ Nam

TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Huế - cho biết, Lễ hội điện Huệ Nam là hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, nhằm thỏa mãn những nhu cầu văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của địa phương.

Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (tên dân gian là điện Hòn Chén) được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam (làng Hải Cát, phường Long Hồ, TP Huế). Đây là lễ hội dân gian nhưng lại pha trộn yếu tố văn hóa cung đình rất độc đáo của xứ Huế. Lễ hội đã trải qua quá trình hình thành, phát triển hàng trăm năm, ngày càng thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.

Lễ hội điện Huệ Nam được tổ chức đều đặn 2 lần mỗi năm vào tháng Ba và tháng Bảy âm lịch, với các hình thức quan trọng là lễ cung nghinh Thánh Mẫu và chư vị tại Thánh đường 352 Chi Lăng thông qua nghi lễ rước bằng đường bộ, đường thủy, lễ cáo yết, lễ chánh tế tại điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát, sinh hoạt tín ngưỡng, thực hiện nghi lễ hầu đồng trên các bằng án. Đông đảo cộng đồng Thánh môn đệ tử của Mẫu và du khách thập phương trong và ngoài nước đến tham dự lễ hội.

Tại Festival Huế 2022, lễ hội điện Huệ Nam tháng Ba tổ chức nghi lễ cung nghinh Thánh Mẫu, Hội đồng Tứ phủ bằng đường bộ nhằm tái hiện khung cảnh cung nghinh Thánh Mẫu mang tính dân gian độc đáo và có quy mô lớn, vốn đã từng được tổ chức trong thập niên 1960. Đây là cơ sở để Ban tổ chức lễ hội cũng như cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu tiếp tục duy trì nghi lễ này bằng đường bộ (2 năm 1 lần), đúng như hình thức mà các thế hệ tiền nhân đã từng thực hiện.

gia đông đảo cộng đồng Thánh môn đệ tử của Mẫu và du khách thập phương
Đông đảo cộng đồng Thánh môn đệ tử của Mẫu và du khách thập phương khắp cả nước về dự lễ hội điện Huệ Nam

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, lễ hội điện Huệ Nam vẫn được tổ chức theo các nghi thức cổ truyền mang đậm bản sắc văn hóa dân gian Việt Nam. Đây cũng là dịp mà nét đẹp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh) được thể hiện một cách độc đáo.

Lễ hội là sự biểu thị đức tin của con người trong không gian tâm linh, nhằm bày tỏ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng ngưỡng vọng với thần linh bằng các hoạt động đáp tạ cụ thể, tạo nên phương tiện kết nối giữa con người với thế lực siêu nhiên. Những nghi thức như lễ cung nghinh Thánh Mẫu và chư vị, lễ cáo yết, lễ chánh tế, hầu đồng cũng như những lễ vật mà con người dâng lên Mẫu là những sản vật do chính họ làm ra từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi hoặc đánh bắt được.

Nghi lễ trang nghiêm được thực hiện tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo tại 352 Chi Lăng (Quận Phú Xuân TP Huế)
Nghi lễ trang nghiêm được thực hiện tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo tại 352 Chi Lăng (quận Phú Xuân, TP Huế)

Những hình thức như lễ tế cổ truyền, rước Mẫu, hát văn, hầu đồng được thể hiện trong lễ hội điện Huệ Nam được coi là một bảo tàng sống lưu giữ lịch sử, văn hóa qua thời gian. Đó là kho tàng truyền thuyết, huyền thoại gắn liền với các vị Thánh Mẫu và chư vị trong tín ngưỡng thờ Mẫu, đó còn là môi trường sống của những hình thức tế lễ, diễn xướng với âm nhạc, ca múa, các hình thức, trang trí, các quan niệm nhân sinh, ẩm thực, cách mặc truyền thống của người Việt. Tất cả đã tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội.

Lễ hội điện Huệ Nam được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là di sản chung của cộng đồng, do cộng đồng nắm giữ và chung tay bảo vệ, phát huy giá trị bền vững.

Một số hình ảnh về lễ hội điện Huệ Nam, sáng 30/3 tại TP Huế:

Từ sáng sớm Nghi lễ trang nghiêm được thực hiện tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo tại 352 Chi Lăng (Quận Phú Xuân TP Huế)
Từ sáng sớm, nghi lễ cung nghinh Thánh Mẫu diễn ra trang nghiêm tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo
Sự tham gia đông đảo cộng đồng Thánh môn đệ tử của Mẫu và du khách thập phương trong và ngoài nước đem lại sự tnành công cho lễ jội này lễ hội.
Sự tham gia đông đảo cộng đồng Thánh môn đệ tử của Mẫu và du khách thập phương trong và ngoài nước đem lại sự thành công cho lễ hội
Có thể nói, lễ hội truyền thống này đã đưa mọi người xích lại gần nhau hơn
Có thể nói, lễ hội đã đưa mọi người xích lại gần nhau hơn
Đoàn rước đi  từ phố Chi Lăng lên đường Trần Hưng Đạo rồi đến Phu Văn Lâu
Đoàn rước đi từ phố Chi Lăng lên đường Trần Hưng Đạo rồi đến Phu Văn Lâu trước khi xuống thuyền rồng di chuyển lên điện Huệ Nam
Đây cũng là dịp mà nét đẹp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Đây là dịp mà nét đẹp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được quảng bá
Lễ hội là sự biểu thị đức tin của con người trong không gian tâm linh, nhằm bày tỏ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”
Thông qua phần hội, ranh giới giữa thần linh với người trần có sự xích lại gần nhau hơn
Cũng trong dịp này- đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam.
Cũng trong dịp này Lễ hội điện Huệ Nam đã đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI