Lễ hội đèn trung thu khổng lồ ở Hà Nội

01/09/2024 - 07:21

PNO - Lễ hội đèn trung thu diễn ra vào tối 31/8 tại làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) thu hút hàng ngàn người dân và du khách.

Tối 31/8, lễ hội rước đèn trung thu khổng lồ diễn ra tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội)
Lễ hội rước đèn trung thu khổng lồ diễn ra vào tối 31/8 tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Tham gia rước đèn là 9 thôn của xã và nhiều đèn các địa phương khác cùng tham dự.
Chiếc đèn lồng hình con hổ với khung xương bằng sắt, lớp da làm từ vải canvas tô màu arylics 3D dựa theo tích xưa của làng Đường Lâm.
Chiếc đèn lồng hình hổ với khung xương bằng sắt, lớp da làm từ vải canvas tô màu arylics 3D dựa theo tích xưa của làng Đường Lâm.
Đường Lâm được biết đến là đất hai vua (Phùng Hưng - Ngô Quyền). Trong đó, tích truyện về ông Phùng Hưng đánh hổ trở thành một huyền tích của người dân Đường Lâm.
Đường Lâm được biết đến là đất hai vua (Phùng Hưng - Ngô Quyền). Tích truyện về ông Phùng Hưng đánh hổ trở thành huyền tích của người dân Đường Lâm.

Chiếc đèn lồng khổng lồ tạo hình theo tích Mục đồng thổi sáo chăn trâu cũng là một đặc trưng của làng.
Chiếc đèn lồng khổng lồ tạo hình theo tích Mục đồng thổi sáo chăn trâu cũng là đặc trưng của làng.

Trước đây, làng Đường Lâm có nền kinh tế có tới 95% từ nông nghiệp, chiếc đèn lồng này biểu trưng cho nền kinh tế lúa nước của làng Đường Lâm.
Chiếc đèn lồng biểu trưng cho nền kinh tế lúa nước của làng Đường Lâm.

Đèn lồng hình ngựa có kích thước lớn nổi bật tại lễ hội.
Đèn lồng hình ngựa có kích thước lớn nổi bật tại lễ hội.

Hội rước đèn trung thu khổng lồ nằm trong khuôn khổ chương trình 'Đêm làng cổ' tổ chức tại làng Đường Lâm.
Hội rước đèn trung thu khổng lồ nằm trong khuôn khổ chương trình "Đêm làng cổ" tổ chức tại làng Đường Lâm.

Đèn lồng khổng lồ hình voi được làm từ nan tre và giấy bồi. Tương truyền, làng cổ Đường Lâm có một rặng cây duối cổ được dân làng rất yêu quý và tôn kính, khi xưa rặng duối này chính là nơi vua Ngô Quyền buộc bầy ngựa chiến, voi chiến.
Đèn lồng khổng lồ hình voi được làm từ nan tre và giấy bồi. Tương truyền, làng cổ Đường Lâm có 1 rặng cây duối cổ được dân làng rất yêu quý và tôn kính, khi xưa rặng duối này chính là nơi vua Ngô Quyền buộc bầy ngựa chiến, voi chiến.

Đèn lồng hình cánh chim bồ câu trắng, quả địa cầu và cờ Tổ quốc tượng trưng cho hoà bình.
Đèn lồng hình cánh chim bồ câu trắng, quả địa cầu và cờ Tổ quốc tượng trưng cho hòa bình.

Nhắc đến Đường Lâm không thể không nhắc tới gà mía, một loại gà bản xứ của làng cổ, từng là một sản vật tiến vua nổi tiếng.
Nhắc đến Đường Lâm không thể không nhắc tới gà mía, một loại gà bản xứ của làng cổ, từng là sản vật tiến vua.

Người dân thích thú chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng trung thu khổng lồ tại Đường Lâm.
Người dân thích thú chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng trung thu khổng lồ.

Đèn trung thu khổng lồ với đủ mẫu mã đa dạng từng là 'đặc sản' của Tuyên Quang nhưng nay đã có mặt ở Hà Nội.
Đèn trung thu khổng lồ với các mẫu mã đa dạng từng là "đặc sản" của Tuyên Quang nhưng nay đã có mặt ở Hà Nội.

Bảo Khang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI