PNO - Người dân đến viếng lăng, đặc biệt là những người lớn tuổi đều lưu giữ nhiều ký ức về nơi đây.
Sáng 17/9/2020 (nhằm 1/8 âm lịch), lễ giỗ Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt lần thứ 188 được tổ chức tại di tích lịch sử Lăng Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh, TPHCM). |
Từ 7g - 9g, các nghi thức tế lễ được thực hiện trong khuôn viên đền thờ chính. Sau đó, khu vực này mở cửa cho người dân vào chiêm bái. |
Các nghi lễ diễn ra với sự tham gia của Ban quản lý lăng và nhiều khách mời, thân hữu. |
Từ sớm, nhiều người dân đã có mặt để thắp hương tưởng nhớ Tả quân Lê Văn Duyệt. Họ cũng tranh thủ xin quẻ xăm để cầu bình an, may mắn. |
Bà Dung (64 tuổi, ở quận Gò Vấp) cho biết từ thuở nhỏ đã có thói quen đi viếng lăng: “Ngày trước, tôi là học sinh Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt. Thuở đó, cứ mỗi kỳ thi, chúng tôi lại kéo nhau sang đây xin xăm, cầu nguyện để thi tốt. Qua nhiều đổi thay, nay đứng tại đây tôi vẫn bồi hồi thấy mình trẻ lại như ngày nào”. |
Bà Dung cho biết rất vui mừng khi đoạn đường từ Cầu Bông đến ngã ba Phan Đăng Lưu đã được đổi tên thành Lê Văn Duyệt. Bà cũng mong muốn một ngày nào đó, ngôi trường xưa sẽ trở lại với đúng tên gọi thuở trước. Đến viếng lăng nhân ngày giỗ Tả quân, bà Dung cho biết còn hẹn một hội bạn ngày xưa ở Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt. |
Bà Quách Kim Nhiều (89 tuổi, ở quận Bình Thạnh) kể rằng mình vẫn giữ thói quen viếng lăng hàng năm để tưởng nhớ công ơn mở cõi của Tả quân Lê Văn Duyệt. “Tôi đi viếng lăng từ ngày còn trẻ cho đến nay vì trọng sự cống hiến của Đức Tả quân dành cho người dân. Quang cảnh xung quanh thay đổi ít nhiều, nhưng bước vào bên trong là cảm nhận rõ sự bình yên. Ngày trước, tôi thường đến đây để cầu khấn nhiều điều, nhưng nay chỉ mong có sức khoẻ để tiếp tục sống với con cháu” - bà nói. |
Khung cảnh bình yên trong khuôn viên lăng dẫu bên ngoài là tiếng xe cộ khá ồn ào. |
Dấu vết thời gian còn được lưu giữ bằng kiến trúc của lăng |
Bà Huệ (60 tuổi, ở quận 3) cũng tranh thủ dậy sớm đi chợ mua hoa quả, trái cây đến cúng giỗ. Bà vẫn giữ thói quen đến đây hàng năm vào ngày 1/8 âm lịch. Vẫn như mọi năm, bà cầu cho gia đình bình an, mạnh khoẻ. Hai vợ chồng bà vui mừng khi nghe tin đoạn đường đã được đặt lại tên trước đây là Lê Văn Duyệt. |
Nhiều ban tế lễ của các đình, miếu cũng đến tham gia lễ giỗ của Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt. Trong ảnh là ban tế lễ của Đình Nguyễn Khắc Tuấn (huyện Cần Đước, tỉnh Long An). |
Phần lớn người tham dự lễ đều mang khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh. |
Múa lân, một trong những nghi thức chào mừng quen thuộc trong văn hoá người Việt cũng được tổ chức ngay từ cổng ra vào của lăng, mặt đường Vũ Tùng. |
Các em bé được cha mẹ, ông bà đưa đến lăng để theo dõi múa lân, ông Địa vui nhộn. |
Sau các phần nghi thức tế lễ, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội trình diễn vở "Ngũ châu sắc'' phục vụ người dân đến tham dự lễ giỗ. |
Vở diễn nói về 5 chị em gồm: Quỳnh Châu (nghệ sĩ Kiều Mi), Hắc Châu (NSƯT Thanh Trang), Thanh Châu (nghệ sĩ Mỹ Kim), Bạch Châu (Anh Thi), Xích Châu (nghệ sĩ Ngọc Giàu) phải trốn lên núi sinh sống vì cha mẹ bị gian thần giết hại. Họ nuôi ý chí để trả thù cho cha mẹ. |
Trên đường đi, Bạch Châu gặp và nên duyên với Trương Sa (NSƯT Linh Hiền), Xích Châu kết đôi với Trương Công (NSƯT Hữu Danh). Họ cùng nhau hợp lực để chống lại gian thần. Trong ảnh là nhân vật Xích Châu và Trương Công. |
Vở diễn thu hút nhiều khán giả lớn tuổi theo dõi. Với họ, đây là một thói quen khi đi lễ giỗ, lễ cúng đình. |
Những động tác biểu diễn chuyên nghiệp của NSƯT Hữu Danh khiến khán giả thích thú. |
NSƯT Linh Hiền trong phân cảnh Trương Sa gặp gỡ Bạch Châu |
Trích đoạn Trương Sa gặp gỡ Bạch Châu:
|
Do dịch bệnh nên năm nay, các nghệ sĩ ít có dịp biểu diễn. Vì thế, họ vui mừng khi được trở lại sân khấu, gặp gỡ khán giả. |
Nghệ sĩ Ngọc Giàu chuẩn bị phục trang trước khi lên sân khấu. |
Một khán giả xin chụp hình nghệ sĩ Mỹ Kim trong hình tượng nhân vật Thanh Châu. |
Nghệ sĩ Thanh Bình tự hóa trang, thu hút sự chú ý của khán giả ở hậu trường. Nhiều người tỏ ra thích thú với công đoạn vẽ mặt nạ tuồng khá cầu kỳ này. |
Tin, ảnh: Trung Sơn
Chia sẻ bài viết: |
Hành trình của văn học Việt suốt nửa thế kỷ được ghi dấu bằng bước chân của một dân tộc hồi sinh từ trong lửa đạn.
Martha Collins sinh năm 1940, tại Omaha, Nebraska. Bà nhận bằng cử nhân nghệ thuật tại Trường đại học Tổng hợp Stanford và tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Iowa.
Sân khấu cải lương TPHCM sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã bắt đầu một hành trình mới, cuộc chuyển mình đầy ý nghĩa suốt nửa thế kỷ.
Sau thời khắc giao thừa, nhiều ngôi chùa tại TPHCM đã đón hàng trăm lượt khách đến tham quan và dâng hương lễ Phật cầu bình an.
Thời đại toàn cầu hóa tạo ra những thời cơ và thách thức mới. Những giá trị của văn hóa cổng làng dần được thay bằng văn hóa cổng vào internet.
Tỉnh Nghệ An có nhiều đền thờ thần rắn như đền Đức Hoàng, đền Canh, đền Sò, đền Đạu.
Chiều 30 tết, má bày biện đủ thứ để gói bánh tét. Tết năm nay phải là cái tết vui nhất để ông già xa xứ hưởng hương xuân quê nhà.
Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ 2025 vừa chính thức được khai mạc vào tối 27/1. Đây cũng là dịp kỷ niệm 15 năm của Lễ hội Đường sách Tết.
Tôi quen một người tình cờ trong đợt sinh hoạt hè lúc còn là sinh viên, khoảng năm 1976-1980. Giai đoạn đó trong đời tôi có thể tóm tắt trong từ “đói”.
Ngoài các đại nhạc hội, chương trình sân khấu truyền thống cũng là điểm nhấn đặc sắc trên sóng truyền hình ngày tết.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hiếu Tín, trong 12 con giáp, có thể xem rắn là con vật mang tính người rõ nhất vì vừa có thiện vừa có ác.
Tôi luôn nghĩ Sài Gòn y như dáng ngồi của họ. Nhẫn nại và bao dung! Họ mang trong mình một Sài Gòn mộc mạc và hồn hậu.
Hội hoa xuân Tết Kỷ Mùi 1979 (tổ chức tại Hà Nội) có các loại hoa đến từ nhiều tỉnh thành, tượng trưng cho vườn hoa của một đất nước thống nhất.
Những bức tranh minh họa đầy hương sắc mùa xuân góp phần tô điểm cho các ấn bản sách tết thêm rực rỡ, ấn tượng.
Nghệ sĩ mất vào sáng 24/1, tại Bình Dương, sau thời gian mắc ung thư gan.
Thông qua 3 triển lãm ảnh tại trung tâm TPHCM phản ánh không khí mừng xuân; khẳng định vai trò, sự lãnh đạo của Đảng.
NSƯT Thoại Mỹ chia sẻ tâm tình khi hợp tác cùng sân khấu Đại Việt.
Thông qua những bức ảnh, nhiếp ảnh gia Lương Thanh Hải mong công chúng cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của phụ nữ Việt ở nhiều nơi.