Lễ đánh hổ độc đáo tại hội làng La Cả

08/02/2025 - 06:25

PNO - Lễ hội đánh hổ Làng La Cả đầu xuân là một nét văn hóa dân gian đặc sắc của vùng đất Hà Đông, Hà Nội. Hội làng La Cả được tổ chức 5 năm một lần để tưởng nhớ Lạc tướng Đương Cảnh Công thời vua Hùng thứ XVIII - người có công giết hổ cứu dân và được tôn làm Thành hoàng làng năm xưa.

Tương truyền giằng vào đời Vua Hùng thứ 17 có Hổ dữ xuất hiện ở núi Tản Viên gây ra thiệt hại và sợ hãi cho người dân sống ở gần đây. Vua Hùng đã cho sứ giả đi tìm anh hùng diệt hổ và ông Đương Cảnh Công đã lên Kinh ứng tuyển.
Tương truyền rằng vào đời Vua Hùng thứ 17 có hổ dữ xuất hiện ở núi Tản Viên gây ra thiệt hại và sợ hãi cho người dân. Vua Hùng đã cho sứ giả đi tìm anh hùng diệt hổ và ông Đương Cảnh Công đã lên kinh ứng tuyển.
Sau đó ông đã dẫn quân lính đi tiêu diệt được nhiều thú dữ và cuối cùng là con “hổ lang vàng mép” (con được coi là chúa sơn lâm và cũng là con hung dữ nhất) cũng bị diệt ở làng La. Người dân tại đây ghi nhớ công ơn của ông nên đã lập đình thờ thành hoàng và duy trì lễ hội đánh hổ từ đó
Sau đó ông đã dẫn quân lính đi tiêu diệt được nhiều thú dữ và cuối cùng là con “hổ lang vàng mép” (con được coi là chúa sơn lâm và cũng là con hung dữ nhất) cũng bị diệt ở làng La. Người dân tại đây ghi nhớ công ơn của ông nên đã lập đình thờ thành hoàng và duy trì lễ hội đánh hổ từ đó
Đây là phần được mong chờ nhất của lễ hội. Một nhóm thanh niên trong làng sẽ hóa trang thành ông Đào Trượng và hổ, thực hiện các động tác đánh hổ để tái hiện lại trận chiến dũng cảm xưa kia.
Đây là phần được mong chờ nhất của lễ hội. Một nhóm thanh niên trong làng sẽ hóa trang thành ông Đương Cảnh Công và hổ lang, thực hiện các động tác đánh hổ để tái hiện lại trận chiến dũng cảm xưa kia.
Cùng với việc đánh hổ giả, làng La Cả cũng dâng hổ thật. Đây là bộ da hổ thật được dân làng bảo quản qua hàng trăm năm, tương truyền rằng đây chính là bộ da của con hổ lang vàng mép bị đánh hạ xưa kia.
Cùng với việc đánh hổ giả, làng La Cả cũng dâng hổ thật. Đây là bộ da hổ thật được dân làng bảo quản qua hàng trăm năm, tương truyền rằng đây chính là bộ da của con hổ lang vàng mép bị đánh hạ xưa kia.
Màn đánh hổ là điểm nhấn của hộ làng La Cả được tổ chức vào đêm giã hội. vừa là một cách tưởng nhớ công lao của ông Đào Trượng, vừa mang tính chất vui nhộn và cuốn hút cho người xem.
Màn đánh hổ là điểm nhấn của hộ làng La Cả được tổ chức vào đêm giã hội. Đây vừa là một cách tưởng nhớ công lao của Thành Hoàng làng, vừa mang tính chất vui nhộn và cuốn hút người xem.
Sau màn diễn trò đánh hổ tại đình chính, con hổ lang vàng mép bị trọng thương và chạy ra khỏi đình, chạy xung quanh đình tương tác với người dân.
Sau màn diễn trò đánh hổ tại đình chính, con hổ lang vàng mép bị trọng thương và chạy ra khỏi đình, chạy xung quanh đình tương tác với người dân.
Theo sau là đoàn thợ săn của ông Đương Cảnh Công, tiếng hò reo vang dậy khắp nơi, khua chiêng gõ mõ để doạ hổ.
Theo sau là đoàn thợ săn của ông Đương Cảnh Công, tiếng hò reo vang dậy khắp nơi, khua chiêng gõ mõ để dọa hổ.
Sau một hồi, con hổ đã bị đánh hạ và dồn vào chuồng.
Sau một hồi, con hổ đã bị đánh hạ và dồn vào chuồng.
Ông Nguyễn Hữu Bách (trưởng BTC hội đình La Cả) cho biết: 'Hội làng được tổ chức 5 năm một lần nên dân làng rất háo hức. Năm nay lễ hội được tổ chức quy củ hơn, đặc biệt ở màn đánh biệt hay đánh hổ. Bộ da của con hổ giả sau khi đánh sẽ được đưa về đình và chia ra thành 10 phần để chia cho 10 tổ dân phố thay vì để dâng làng xông vào giằng xé lốt hổ biểu hiện sự giận dữ với hổ dữ xưa và để lấy may'.
Ông Nguyễn Hữu Bách - trưởng BTC hội đình La Cả - cho biết: "Hội làng được tổ chức 5 năm một lần nên dân làng rất háo hức. Năm nay lễ hội được tổ chức quy củ hơn, đặc biệt ở màn đánh biệt hay đánh hổ. Bộ da của con hổ giả sau khi đánh sẽ được đưa về đình và chia ra thành 10 phần để chia cho 10 tổ dân phố thay vì để dân làng xông vào giằng xé lốt hổ biểu hiện sự giận dữ với hổ dữ xưa và để lấy may".
Lễ hội đánh hổ Làng La Cả không chỉ là một sự kiện văn hóa truyền thống mà còn là dịp để giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử, lòng tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết.
Lễ hội đánh hổ làng La Cả không chỉ là một sự kiện văn hóa truyền thống mà còn là dịp để giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử, lòng tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết.

Bảo Khang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI