Lễ đăng quang của vua Charles III là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

06/05/2023 - 20:41

PNO - Lễ đăng quang của Vua Charles III vào ngày 6/5/2023 giữ vững những nét truyền thống của hoàng tộc từ thế kỷ thứ 8, đi cùng với một số thay đổi phù hợp với thời hiện đại.

 

Vua Charles III đón nhận vương miện trên chiếc ngai đặc biệt
Vua Charles III đón nhận vương miện và các bảo vật hoàng gia

Vua Charles III nói trong bài phát biểu đầu tiên của mình về buổi lễ: “Tôi đến đây không phải để được phục vụ, mà là để phục vụ”. Nhà vua (74 tuổi) đã trải qua các nghi lễ công nhận và xức dầu thánh - tượng trưng cho tính chất thiêng liêng của sự cai trị của ông.

Sau đó, ông được trao những bảo vật hoàng gia, bao gồm một chiếc áo choàng, quyền trượng và viên ngọc. Tổng giám mục Canterbury chịu trách nhiệm đội chiếc vương miện cổ của Thánh Edward lên đầu vị vua mới.

Sau khi đăng quang, Vua Charles III và hoàng hậu Camilla sẽ trở lại Cung điện Buckingham trên chiếc xe ngựa bằng vàng từng được Nữ hoàng Elizabeth II sử dụng trong lễ đăng quang của bà.

Ngay cả ở một đất nước đã quen với các buổi diễu hành hoàng gia, đám rước sau lễ đăng quang thật sự là một sự kiện trọng đại với 19 đội quân và 4.000 binh sĩ, kéo dài hơn 1,5 km từ cổng cung điện.

Nhà vua và gia đình sẽ quan sát từ ban công khi hơn 60 máy bay gồm máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và những chiếc máy bay Spitfires cổ điển trong Thế chiến II — bay lượn trong một màn trình diễn kết thúc.

Vua Charles III đến dự lễ đăng quang. Justin Welby, tổng giám mục Canterbury chào mừng nhà vua và đọc diễn văn trước sảnh đường trong nghi thức công nhận.
Vua Charles III đến dự lễ đăng quang. Justin Welby, tổng giám mục Canterbury chào mừng nhà vua và đọc diễn văn trước sảnh đường trong nghi thức công nhận

 

Vua Charles III và Nữ hoàng Camilla trình diện tại sảnh đường. Nhà vua cho biết ông sẵn sàng tuyên thệ và đặt tay lên cuốn kinh thánh. Tổng giám mục Canterbury là người đọc lời tuyên thệ cho ông. Lời tuyên thệ của Vua Charles khác với lời tuyên thệ của mẹ ông – Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1953. Lần đầu tiên lời nói đầu được thêm vào với nội dung đặc biệt, yêu cầu nhà vua sẽ tìm cách thúc đẩy một môi trường nơi mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và niềm tin có thể sống tự do.
Vua Charles III và Nữ hoàng Camilla trình diện tại sảnh đường. Nhà vua cho biết ông sẵn sàng tuyên thệ và đặt tay lên cuốn kinh thánh. Tổng giám mục Canterbury là người đọc lời tuyên thệ cho ông. Lời tuyên thệ của Vua Charles khác với lời tuyên thệ của mẹ ông – Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1953. Lần đầu tiên lời nói đầu được thêm vào với nội dung đặc biệt, yêu cầu nhà vua "sẽ tìm cách thúc đẩy một môi trường nơi mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và niềm tin có thể sống tự do"

 

Công chúa Charlotte theo dõi buổi lễ của ông nội cùng cha mẹ, Hoàng tử William, công nương Catherine và em trai Hoàng tử Louis.
Công chúa Charlotte theo dõi buổi lễ của ông nội cùng cha mẹ, Hoàng tử William, công nương Catherine và em trai Hoàng tử Louis

 

 

Tổng giám mục đổ loại dầu đặc biệt từ Ampulla - một chiếc bình bằng vàng - lên Chiếc thìa Đăng quang trước khi xức dầu cho Nhà vua theo hình thánh giá trên đầu, ngực và tay của ông. Việc xức dầu rất thiêng liêng và riêng tư. Nó được thực hiện đằng sau một tấm màn che và không ai trong hội thánh hoặc khán giả truyền hình có thể nhìn thấy. Dầu thánh được ngâm với vừng, hoa hồng, hoa nhài, quế, dầu hoa cam, benzoin và hổ phách.
Tổng giám mục đổ loại dầu đặc biệt từ Ampulla - một chiếc bình bằng vàng - lên chiếc thìa đăng quang trước khi xức dầu cho Nhà vua theo hình thánh giá trên đầu, ngực và tay của ông. Việc xức dầu rất thiêng liêng và riêng tư. Nó được thực hiện đằng sau một tấm màn che và không ai trong hội thánh hoặc khán giả truyền hình có thể nhìn thấy. Dầu thánh được ngâm với vừng, hoa hồng, hoa nhài, quế, dầu hoa cam, benzoin và hổ phách

 

Chiếc bình Ampulla được tạo tác riêng cho lễ đăng quang của Charles II. Hình dạng của nó gợi nhớ các phiên bản trước đó, và truyền thuyết rằng Đức Mẹ Maria đã hiện ra với Thánh Thomas Becket vào thế kỷ 12 và trao cho ông một con đại bàng vàng để xức dầu cho các vị vua tương lai của nước Anh . Chiếc thìa đăng quang cũ hơn nhiều và tồn tại từ trước cuộc Nội chiến Anh (1642 – 1651).
Chiếc bình Ampulla được tạo tác riêng cho lễ đăng quang của Charles II. Hình dạng của nó gợi nhớ các phiên bản trước đó, và truyền thuyết rằng Đức Mẹ Maria đã hiện ra với Thánh Thomas Becket vào thế kỷ 12 và trao cho ông một con đại bàng vàng để xức dầu cho các vị vua tương lai của nước Anh. Chiếc thìa đăng quang cũ hơn nhiều và tồn tại từ trước cuộc Nội chiến Anh (1642 – 1651)

 

 

Sau lễ xức dầu là khoảnh khắc trao vương miện, điều được trông đợi nhất của buổi lễ. Đầu tiên, Nhà vua được mặc một chiếc áo khoác vàng lấp lánh, được gọi là Supertunica. Ông ngồi trên Ghế đăng quang, và được trao các bảo vật của hoàng gia, bao gồm cặp trượng biểu tượng của danh dự quân đội và tinh thần hiệp sĩ. Tiếp theo là thanh kiếm nạm ngọc thể hiện uy quyền của Nhà nước. Vua Charles mặc áo choàng hoàng gia và đeo khăn choàng khi đón nhận viên ngọc của người trị vì, được sản xuất vào thế kỷ 17.
Sau lễ xức dầu là khoảnh khắc trao vương miện, điều được trông đợi nhất của buổi lễ. Đầu tiên, Nhà vua được mặc một chiếc áo khoác vàng lấp lánh, được gọi là Supertunica. Ông ngồi trên ghế đăng quang, và được trao các bảo vật của hoàng gia, bao gồm cặp trượng biểu tượng của danh dự quân đội và tinh thần hiệp sĩ. Tiếp theo là thanh kiếm nạm ngọc thể hiện uy quyền của Nhà nước. Vua Charles mặc áo choàng hoàng gia và đeo khăn choàng khi đón nhận viên ngọc của người trị vì, được tạo tác vào thế kỷ 17

 

Chiếc ghế đăng quang hay còn gọi là Ghế của St Edward/Ghế của Vua Edward, được cho là món đồ nội thất lâu đời nhất ở Anh vẫn được sử dụng cho mục đích ban đầu. Tổng cộng có 26 vị vua đã đăng quang từ chiếc ghế này.
Chiếc ghế đăng quang hay còn gọi là Ghế của Vua Edward, được cho là món đồ nội thất lâu đời nhất ở Anh vẫn được sử dụng cho mục đích ban đầu. Tổng cộng có 26 vị vua đã đăng quang từ chiếc ghế này kể từ những năm 1300

 

Khoảnh khắc trao vương miện diễn ra khi Tổng Giám mục Canterbury đặt Vương miện của St Edward - được làm cho Vua Charles II vào năm 1661 - lên đầu của Vua Charles III. Chiếc vương miện chỉ được sử dụng cho dịp này trước khi quay trở lại căn phòng bảo vật ở Tháp Luân Đôn.
Khoảnh khắc trao vương miện diễn ra khi Tổng Giám mục Canterbury đặt Vương miện của St Edward - được làm cho Vua Charles II vào năm 1661 - lên đầu của Vua Charles III. Chiếc vương miện chỉ được sử dụng cho dịp này trước khi quay trở lại căn phòng bảo vật ở Tháp Luân Đôn

 

Hoàng hậu Camilla cũng được trao vương miện của riêng bà. Chiếc váy đăng quang của hoàng hậu Camilla do nhà thiết kế Bruce Oldfield sáng tạo.
Hoàng hậu Camilla cũng được trao vương miện của riêng bà. Chiếc váy đăng quang của hoàng hậu Camilla do nhà thiết kế Bruce Oldfield sáng tạo

 

Các Tổng giám mục quỳ gối trước ngai vàng trước khi cam kết tin tưởng vào Vua Charles III. Hoàng tử William cũng quỳ gối và hôn sau tai cha để cam kết trung thành với cha mình.
Các Tổng giám mục quỳ gối trước ngai vàng trước khi cam kết tin tưởng vào Vua Charles III. Hoàng tử William cũng quỳ gối và hôn sau tai cha để cam kết trung thành

 

Thời tiết ở nhiều nơi tại Anh không thực sự thuận lợi để đi xem buổi lễ được trực tiếp ngoài trời.
Thời tiết ở nhiều nơi tại Anh không thực sự thuận lợi để đi xem buổi lễ được trực tiếp ngoài trời

 

Người dân xem buổi lễ dưới trời mưa lớn ở Henley on Thames, Oxfordshire
Người dân xem buổi lễ dưới trời mưa lớn ở Henley on Thames, Oxfordshire

 

Phần cuối cùng của buổi lễ chứng kiến Nhà vua và hoàng hậu bước xuống khỏi ngai vàng của họ và tiến vào Nhà nguyện St Edward phía sau nơi cỗ xe diễu hành  sẽ đưa cả hai trở lại Cung điện Buckingham
Phần cuối cùng của buổi lễ chứng kiến Nhà vua và hoàng hậu bước xuống khỏi ngai vàng của họ và tiến vào Nhà nguyện St Edward, phía sau nơi cỗ xe diễu hành sẽ đưa cả hai trở lại Cung điện Buckingham

 

Mọi người xem lễ đăng quang trên màn hình tại Lâu đài và Vườn Hoàng gia Hillsborough ở Bắc Ireland
Mọi người xem lễ đăng quang trên màn hình tại Lâu đài và Vườn Hoàng gia Hillsborough ở Bắc Ireland

 

Các thành viên của trung đoàn 105 Pháo binh Hoàng gia khai hỏa đại bác tại Lâu đài Edinburgh
Các thành viên của trung đoàn 105 Pháo binh Hoàng gia khai hỏa đại bác tại Lâu đài Edinburgh

 

21 phát súng chào diễn ra sau lễ đăng quang tại Lâu đài Cardiff
21 phát súng chào vị vua mới diễn ra sau lễ đăng quang tại Lâu đài Cardiff

 

Vua Charles III lên xe rời về cung điện
Vua Charles III lên xe rời về cung điện

 

Hoàng hậu Camilla vẫy tay chào khi chiếc xe lăn bánh
Hoàng hậu Camilla vẫy tay chào khi chiếc xe lăn bánh

 

Các thành viên của lực lượng vũ trang đứng thành đội hình trên bãi cỏ bên ngoài Cung điện Buckingham
Các thành viên của lực lượng vũ trang đứng thành đội hình trên bãi cỏ bên ngoài Cung điện Buckingham

 

Hoàng tử Harry, Công tước xứ Sussex đã đến dự lễ đăng quang một mình sau khi vợ ông, Nữ công tước xứ Sussex và các con nhỏ quyết định không tham dự và ở nhà tại California.
Hoàng tử Harry, Công tước xứ Sussex đã đến dự lễ đăng quang một mình sau khi vợ ông, Nữ công tước xứ Sussex và các con nhỏ quyết định không tham dự và ở lại California, Mỹ

Tấn Vĩ (theo Guardian, NY Times, Reuters, BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI