Lấy lại mùa xuân cho người khuyết tật

31/01/2022 - 15:44

PNO - Bằng công nghệ mới tạo ra các bộ phận... tay, chân giả như thật cho người khuyết tật, họ đã lấy lại mùa xuân cho bao người trong dịp tết này.

 

Khi cô Phụng được sinh ra, cũng xinh đẹp, dễ thương như bao em bé khác. Cho đến năm 15 tuổi, độ tuổi đẹp nhất thanh xuân, cô tỉnh lại trong trạm xá, cả người đau nhức, chân phải dập nát. Cha nói một quả bom phát nổ ngay nơi tôi thường đứng bán hàng phụ mẹ. Từ đó, tôi mất đi một chân cùng với sự tự tin của mình, cô Phụng nhớ lại
Khi chị Lâm Kim Phụng (63 tuổi, ở Bến Tre) được sinh ra, chị cũng kháu khỉnh, dễ thương như bao em bé khác. Cho đến năm 15 tuổi, chị tỉnh lại trong trạm xá, cả người đau nhức, chân phải dập nát. "Cha tôi nói một quả bom phát nổ ngay nơi tôi thường đứng bán hàng phụ mẹ. Từ đó, tôi mất đi một chân cũng như mất nửa cuộc đời của mình", cô Phụng nhớ lại.
Cô xúc động: Ở trạm xá cũng làm cho tôi chân gỗ nhưng nặng lắm, phải dùng sức của phần hông để bước đi, đau nhức không thể chịu nổi. Tôi không dám đến trường, cũng không dám gặp ai, cứ đứng lên là té ngã. Mấy năm liên tục phải trông chờ vào cha, cho đến khi tôi gặp một chị bị cháy bom xăng, chị nói đáng sợ nhất không phải tật nguyền mà chính mình buông bỏ bản thân và trở thành gánh nặng cho người thân.
Ngày tháng trôi qua, chị Phụng phải chống nạng, rồi được lắp chân gỗ nhưng nặng quá, phải dùng sức của phần hông để bước đi, ê ẩm, đau nhức hàng đêm. "Tôi không dám đến trường, cũng không dám gặp ai, cứ đứng lên là té ngã. Mấy năm liên tục phải trông chờ vào cha, cho đến khi tôi gặp một chị bị cháy bom xăng, chị nói đáng sợ nhất không phải tật nguyền, mà chính là mình buông bỏ bản thân và trở thành gánh nặng cho người thân" - chị Phụng, kể. 
Nhìn cha ngày càng già yếu, cô Phụng quyết tâm đến trường, xin đi học may, phụ quán nước cho người quen, nhưng nỗi mặc cảm cứ chực chờ trỗi dậy khi cô đi quá vội, té ngã. Cũng là một trong những nguyên do cô từ chối tất cả những chàng trai đến làm quen, thờ phụng cha mẹ
Nhìn cha ngày càng già yếu, chị Phụng quyết tâm đến trường, xin đi học may, phụ quán nước cho người quen, nhưng nỗi mặc cảm cứ chực chờ trỗi dậy khi cô đi quá vội, té ngã. Đây cũng là một lý do cô từ chối những chàng trai đến làm quen.
Dịch COVID-19 gây khó khăn, chiếc chân gỗ cũ kỹ trở nên nặng nề hơn, người cháu ruột đưa cô Phụng đến Công ty Ottobock Việt Nam để làm lại chiếc chân mới. Cũng từ đây, cô Phụng vui mừng tìm được chiếc chân phải của mình
Dịch COVID-19 gây khó khăn, chiếc chân gỗ cũ kỹ trở nên nặng nề hơn, một hôm người cháu ruột cho biết đã phát hiện 1 công nghệ mới có thể tìm chiếc chân cho chị. 

 

Ngày nghe tin mình có thể hồi sinh chiếc chân mất cách nay 40 năm, cô Lâm Kim Phụng (63 tuổi, ở Bến Tre) nôn nao, gần như không đêm nào ngủ được vì... vui.
Ngày nghe tin mình có thể hồi sinh chiếc chân mất cách nay 40 năm, chị Phụng nôn nao, gần như không đêm nào ngủ được vì... vui.

Sau nhiều giai đoạn đo đạc, đổ khuôn, kỹ thuật viên đang thực hiện một trong những khâu cuối cùng về thẩm mỹ, khớp nối để cô Phụng tập đi

Sau nhiều giai đoạn đo đạc, đổ khuôn, kỹ thuật viên bắt tay vào thực hiện chiếc chân cho chị Phụng. Trong ảnh: kỹ thuật viên thực hiện một trong những khâu cuối cùng về thẩm mỹ, khớp nối cho chị Phụng.
Sau giai đoạn tập đi, chiếc chân của cô Phụng sẽ được gắn móng, vẽ thẩm mỹ sao cho trùng với màu da, nếp nhăn,... của chân còn lại, cũng như trả lại chân phải cho cô
Sau giai đoạn chị Phụng tập đi, chiếc chân mới của chị sẽ được "gắn móng", vẽ thẩm mỹ sao cho trùng với màu da, nếp nhăn... của chân còn lại, cũng như "trả lại" chân phải cho chị.
Hơn 1 tiếng đồng hồ làm quen, cô Phụng vui mừng: Nhẹ lắm, tôi có cảm giác y như chân của mình thật. Hơn 40 năm rồi tôi mới có lại cảm giác này, cảm giác bước trên đôi chân của mình.
Hơn 1 tiếng đồng hồ làm quen, chị Phụng vui mừng: "Đây là lần đầu tiên trong đời tôi có lại cảm giác này, cảm giác bước trên đôi chân của mình".
Cô rơi nước mắt: Cha tôi mất năm vừa rồi, nếu ông thấy tôi đi được nhiều như vầy, ông sẽ vui mừng lắm. Tết này, tôi cũng tiện đi thăm họ hàng, người thân
Chị rơi nước mắt: "Cha tôi mất năm vừa rồi, nếu ông thấy tôi đi được như vầy, ông sẽ vui mừng lắm. Tết này, tôi thoải mái đi thăm họ hàng, người thân".
Từ một người đàn ông thành đạt đang trên đà phát triển sự nghiệp, tai nạn điện như cướp đi nghị lực, niềm vui sống của anh Nguyễn Thanh Tú (32 tuổi, ở Bình Phước) khi anh mất đi chân phải, sẹo da đầu, hai bàn tay và những mảng sẹo chằng chịt trên lưng
Từ một người đàn ông đang trên đà phát triển sự nghiệp, tai nạn điện như cướp đi nghị lực, niềm vui sống của anh Nguyễn Thanh Tú (32 tuổi, ở Bình Phước) khi anh mất đi chân phải, sẹo da đầu, hai bàn tay và những mảng sẹo chằng chịt trên lưng.
'Lúc đó, tôi chỉ xin vợ và mẹ nói với bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy hãy để tôi chết đi. Tôi không dám đối diện với bản thân và gia đình, cho đến khi bác sĩ điều trị phân tích, giải tỏa tâm lý cho tôi nhiều tháng kế tiếp. Vết thương lành, tôi và vợ tìm nơi làm lại chân giả và tập đi, anh Tú nói
"Lúc đó, tôi chỉ xin vợ và mẹ nói với bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy hãy để tôi chết đi. Tôi không dám đối diện với bản thân và gia đình, cho đến khi bác sĩ điều trị phân tích, giải tỏa tâm lý cho tôi nhiều tháng kế tiếp. Vết thương lành, tôi và vợ tìm nơi làm lại chân giả và tập đi trong thời gian đợi chiếc chân mới", anh Tú nói.

 

Anh Trần Công Đức - Trưởng phòng kỹ thuật, chuyên gia chỉnh hình Công ty Ottobock Việt Nam - cho biết: Hiện nay, ở nước ta đa phần làm chân, tay... giả chủ yếu để giúp người khuyết tật về nhu cầu vận động, rất ít nơi thực hiện khâu thẩm mỹ nên dù đi lại được, mọi người vẫn chưa thật sự tự tin. Điển hình chỉ sau vài năm công ty triển khai phục vụ cung cấp dụng cụ chỉnh hình như chân tay giả và nẹp hỗ trợ, hơn 2.000  người khuyết tật trong đó có vận động trên cả nước tìm đến
Anh Trần Công Đức - Trưởng phòng kỹ thuật, chuyên gia chỉnh hình Công ty Ottobock Việt Nam - cho biết: "Hiện nay, ở nước ta đa phần làm chân, tay... giả chủ yếu để giúp người khuyết tật về nhu cầu vận động, rất ít nơi thực hiện được khâu thẩm mỹ nên dù đi lại được, người khuyết tật vẫn rất mặc cảm". 

 

Nhờ vào sự chung tay góp sức của mạnh thường quân, các tổ chức phi chính phủ, công ty cũng đã lắp đặt tay, chân giả miễn phí cho nhiều trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Anh Đức cho biết công nghệ tạo hình chi giả bằng silicone chuyên dụng, trải qua nhiều công đoạn từ đo đạc đổ khuôn đến khâu quan trọng nhất là tạo hình thẩm mỹ sao cho giống thật nhất từ màu da đến các đặt điểm của từng người. Silicone này cũng giúp người sử dụng không bị dị ứng, chịu được môi trường nước, ánh nắng mặt trời và không bị co dãn theo thời tiết.
Nhờ vào sự chung tay góp sức của mạnh thường quân, các tổ chức phi chính phủ, công ty đã lắp đặt tay, chân giả miễn phí cho nhiều trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Anh Đức cho biết công nghệ tạo hình chi giả bằng silicone chuyên dụng, trải qua nhiều công đoạn từ đo đạc đổ khuôn đến khâu quan trọng nhất là tạo hình thẩm mỹ sao cho giống thật nhất từ màu da đến các đặt điểm của từng người. Silicone này cũng giúp người sử dụng không bị dị ứng, chịu được môi trường nước, ánh nắng mặt trời và không bị co dãn theo thời tiết.

 

Để tạo nên một tay, chân, thậm chí một ngón tay giả,... cần đo đạt lấy khuôn, chọn màu da, đổ khuôn, tạo hình lõi, trộn silicone pha màu, đắp lớp và hoàn thiện từng chi tiết cho thật tỉ mỉ từ móng tay, nếp nhăn, đường gân cuối cùng đưa vào lò nhiệt. Tùy theo kích thước, độ khó,... của các bộ phận, thời gian sẽ kéo dài ít nhất là 10 tiếng đồng hồ, anh Đức chia sẻ
"Để tạo nên một tay, chân, thậm chí một ngón tay giả,... cần đo đạt lấy khuôn, chọn màu da, đổ khuôn, tạo hình lõi, trộn silicone pha màu, đắp lớp và hoàn thiện từng chi tiết cho thật tỉ mỉ từ móng tay, nếp nhăn, đường gân cuối cùng đưa vào lò nhiệt. Tùy theo kích thước, độ khó,... của các bộ phận, thời gian sẽ kéo dài ít nhất là 10 tiếng đồng hồ", anh Đức chia sẻ

 

Nhiều năm liền vá lại tay, chân... cho người khuyết tật, anh Đức thấu hiểu khi họ mất đi một phần cơ thể, rất mặc cảm, tự cô lập mình, khó để mang lại thành công dù chỉ là một ngón tay. Nhất là người bị tai nạn đột ngột, khi mới đến để tư vấn, chỉ ngồi trong phòng đóng cửa, im lặng, không muốn nói chuyện với ai. May mắn chính những người đến trước đã đồng cảm, an ủi để cùng nhau hòa nhập.
Là người trực tiếp "Vá" lại tay, chân... cho người khuyết tật, anh Đức thấu hiểu khi họ mất đi một phần cơ thể, rất mặc cảm, tự cô lập mình, khó để mang lại thành công dù chỉ là một ngón tay. Nhất là người bị tai nạn đột ngột, khi mới đến để tư vấn, chỉ ngồi trong phòng đóng cửa, im lặng, không muốn nói chuyện với ai.

 

Ngón tay khó có thể phân biệt thật, giả này mất từ 10-12 tiếng đồng hồ làm việc liên tục mới hoàn thành. Nhờ vào sự tỉ mỉ từng chi tiết, tiện sử dụng, không ít người từ mặc cảm, tự ti chỉ quanh quẩn trong nhà hiện tại đã đi làm, đi học, có người trở thành vận động viên, tiếp tục công việc, ước mơ dang dở trước đó.
Ngón tay khó có thể phân biệt thật, giả này mất từ 10-12 tiếng đồng hồ làm việc liên tục mới hoàn thành. Nhờ vào sự tỉ mỉ từng chi tiết, tiện sử dụng, không ít người từ mặc cảm, tự ti chỉ quanh quẩn trong nhà hiện tại đã đi làm, đi học, có người trở thành vận động viên, tiếp tục công việc, ước mơ dang dở trước đó.

 

Như trường hợp của cô gái bên phải ảnh, từ một cô bé không muốn bước ra ngoài, khi 'tìm lại được chân trái, đã từng bước cố gắng, vui vẻ hơn và tự tin rời bỏ chiếc xe lăn, bước vào giảng đường đại học. Thanh xuân và hạnh phúc của em ấy đang chờ ở phía trước, còn cô Phụng, mùa xuân của cô đã đến rồi.
Như trường hợp của cô gái bên phải ảnh, từ một cô bé không muốn bước ra ngoài, khi "tìm lại" được chân trái, đã từng bước cố gắng, vui vẻ hơn và tự tin rời bỏ chiếc xe lăn, bước vào giảng đường đại học. Thanh xuân và hạnh phúc của em ấy đang chờ ở phía trước, còn cô Phụng, mùa xuân của cô đã đến rồi.

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI