Lẩu nấm cá chép giòn độc đáo và cách xếp phi lê cá đẹp như nhà hàng

12/03/2020 - 07:57

PNO - Món lẩu cá nếu không dùng kèm bún, mì vẫn có thể thay thế như một món canh cá giải nhiệt, dùng kèm cơm trắng.

Lẩu cá với ưu điểm thanh mát, giúp ngon miệng và chống ngán trong mùa nắng nóng tốt nên được nhiều người ưa thích. Món lẩu cá này giúp chị em dễ dàng thực hiện để đãi người thân, trong tình hình mọi người, mọi nhà đang e ngại việc tụ tập ngoài quán ăn để phòng tránh dịch bệnh Covid-19.

Lẩu nấm cá chép giòn thanh mát dược nhiều người ưa chuộng trong ngày nắng nóng.
Lẩu nấm cá chép giòn thanh mát dược nhiều người ưa chuộng trong ngày nắng nóng.

Cá chép giòn được giới sành ăn ưa chuộng nhờ thịt có độ ngọt như tôm, bò, có vị béo, độ dai và giòn khó tả. Cá chép giòn cũng thuộc loại ít tanh nên được chuộng dùng cho các món tái, sống như phi lê ăn cùng washabi hoặc trộn gỏi tái rất ngon.

Đĩa phi lê cá chép giòn được chị trình bày đẹp như ở nhà hàng.
Đĩa phi lê cá chép giòn được chị Khánh Linh, chủ nhân món ăn, trình bày đẹp như ở nhà hàng.

 

  • Clip chị Khánh Linh hướng dẫn trang trí đĩa phi lê cá chép giòn ăn lẩu đẹp như nhà hàng.


    Cá chép giòn ngon thường là giống cá của Nga, mỗi con từ 2 – 3kg, cho ra thớ thịt chắc, dày và độ ngon khỏi bàn cãi. Về hình thức, cá chép giòn không khác cá chép ta, tuy nhiên có thể phân biệt nhờ màu sắc nhạt hơn, mình cá thon và dài hơn chép ta.

    Thức ăn của cá chép giòn thường là những loài thực vật, đậu tằm hay thức ăn cho cá nên giúp thịt cá săn chắc, dai, thơm và lành tính.

  • Cá chép giòn ngon đạt chuẩn khi có trọng lượng từ 2-3kg/con.
    Cá chép giòn ngon đạt chuẩn khi có trọng lượng từ 2-3kg/con.

  • Nguyên liệu

  • 1 con cá chép giòn khoảng 2kg trở lên

  • 1 củ gừng

  • 3 – củ hành tím

  • 3 cây sả tươi

  • 1 củ hành tây trắng

  • 3 nhánh tiêu xanh

  • Nửa muỗng café ớt sa tế hoặc ớt bột Hàn Quốc, hạt nêm, đường, bột ngọt mỗi thứ 3 muỗng café (gia giảm tùy theo khẩu vị từng gia đình).

  • Nấm đông cô tươi, nấm kim châm, nấm đùi gà… mỗi thứ khoảng 200gram.

  • Rau ăn kèm: tần ô, cải, bông kim châm hoặc bông bí, bông so đũa, bông thiên lý, cải bẹ xanh tùy thích, càng nhiều rau càng tốt.

  • Bún tươi, mì.

  • Nước chấm: nước mắm mặn kèm ớt chỉ thiên xắt lát.

  • Nước lọc: 1- 1,5 lít.

  • Kết hợp nhiều nấm và rau giúp nước lẩu ngọt tự nhiên.

    Kết hợp nhiều nấm và rau giúp nước lẩu ngọt tự nhiên.

  • Cách làm

  • Cá chép giòn làm sạch, lóc phi lê để riêng. Nếu muốn trang trí đĩa phi lê cá đẹp như hình thì giữ lại đầu cá. Bộ xương cá cho vào nước lọc cùng vài lát gừng + củ hành tím + sả tươi cắt khúc đập dập nấu khoảng 10 – 20 phút cho ra nước cá. Sau đó nêm gia vị như hạt nêm, đường, bột ngọt cho vừa ăn.

  • Nước lẩu sau khi hầm từ xương cá, lọc ra đem nêm nếm gia vị, sa tế vào.
    Nước lẩu sau khi hầm từ xương cá, lọc ra đem nêm nếm gia vị, sa tế vào.

  • Nấm rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút, vớt ra để ráo.

  • Rau rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút, cắt khúc vừa ăn, vớt ra để ráo.

  • Thưởng thức

  • Lượt nước cá, bỏ xương, sang qua một nồi khác cùng 3 nhánh tiêu xanh, hành tây cắt khoanh hoặc múi cau, sả đập dập, ớt sừng cắt khoanh, ớt sa tế. Nấu lại cho sôi trước khi cho phi lê cá và rau, nấm vào.

  • Nước lẩu hầm từ xương cá cho vị ngọt thanh, nêm hơi cay nhẹ là đạt.
    Nước lẩu hầm từ xương cá cho vị ngọt thanh, nêm hơi cay nhẹ là đạt.
  • Bún tươi (hoặc mì) cho ra dĩa, dọn rau sống, nấm, phi lê cá thái lát cùng lúc.

  • Nước lẩu sôi cho cá và nấm vào trước. Rau nhanh chín nên cho sau cùng, không cho quá nhiều rau cùng lúc sẽ nhừ rau, mất ngon.

  • Ăn kèm bún, mì, chấm cá với nước mắm mặn dầm ớt. Có thể thêm tôm tươi vào nước lẩu nếu thích.

  • Món lẩu cá ưu tiên nước dùng hầm từ xương cá nên có vị ngọt tự nhiên, nhẹ, thanh mát. Nước lẩu chỉ cần cay nhẹ, không cay quá. Món lẩu hấp dẫn này chắc chắn sẽ làm mọi người hài lòng vì ngon nhưng cách nấu lại đơn giản, nhanh gọn, rau nấm nhiều rất mát cho cơ thể. 

Bài: Trần Huyền Trang

Công thức, ảnh: Tống Khánh Linh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI